Thứ tư 13/11/2024 18:31

Việt Nam đóng góp những sáng kiến thiết thực trong APEC

Trong Năm Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2021, Việt Nam đã có sự phối hợp hết sức chặt chẽ với nước chủ nhà New Zealand trong việc đóng góp ý tưởng vào các chương trình nghị sự chính của Diễn đàn.

Trong hơn 22 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực, chủ động đối với Diễn đàn, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á-Thái Bình Dương.

APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại châu Á-Thái Bình Dương, nơi hội tụ các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn cầu, chiếm 39% dân số, đóng góp 59% GDP, hơn 49% thương mại của thế giới

Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.

Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, MSMEs xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

Trong Năm APEC 2021, Việt Nam đã có sự phối hợp hết sức chặt chẽ với nước chủ nhà New Zealand cũng như các nền kinh tế thành viên APEC trong việc đóng góp ý tưởng vào các chương trình nghị sự chính của Diễn đàn. Việt Nam là một trong những nước đi đầu APEC kêu gọi các nền kinh tế phát triển hơn trong APEC tự nguyện chia sẻ về công nghệ, bảo đảm sự tiếp cận nhanh chóng, công bằng và với chi phí hợp lý về vaccine. Việt Nam cũng hợp tác với các thành viên APEC trong hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm bảo đảm an sinh xã hội và tạo việc làm cho thanh niên.

Hiện nay, Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực trọng yếu, tập trung các lợi ích lớn, là nơi có những đối tác quan trọng về kinh tế, thương mại và chiến lược của Việt Nam. Hợp tác APEC năm nay do New Zealand chủ trì diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là một trong những tâm dịch của thế giới và các nền kinh tế thành viên APEC đang đều phải ứng phó với đại dịch với mức độ thành công và kết quả khác nhau.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, trong lúc dịch bệnh và khó khăn kinh tế ở khu vực và toàn cầu, APEC là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, các thành viên APEC tiếp tục cam kết và nỗ lực duy trì thị trưởng mở, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, đồng thời cam kết ủng hộ hệ thống thương mại đa phương.

Ứng phó với đại dịch Covid-19, APEC đã có sự phối hợp, hợp tác hết sức chặt chẽ thông qua các hình thức linh hoạt như họp trực tuyến, lập ra trang web để cung cấp và chia sẻ thông tin về ứng phó dịch bệnh và phục hồi kinh tế; cũng như chia sẻ những kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong các vấn đề về an sinh xã hội, hỗ trợ những nhóm người yếu thế và tăng cường nguồn lực tài chính cho các chương trình hợp tác liên quan đến các vấn đề xã hội như tạo việc làm, nâng cao kĩ năng cho người lao động, đặc biệt là lớp trẻ, trong khu vực.

Thông qua kênh hợp tác kinh tế - thương mại, APEC cũng đã có nhiều sáng kiến, Tuyên bố cấp Bộ trưởng liên quan đến các vấn đề hết sức cấp thiết, như bảo đảm sự thông suốt của hàng hóa thiết yếu, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ lưu thông hàng hóa, cam kết hợp tác tăng cường hoạt động của chuỗi cung ứng vaccine trong khu vực…

Đến nay, có thể nói tuy không tổ chức họp trực tiếp được nhưng thông qua các hoạt động trực tuyến và các nỗ lực chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác, APEC đã thể hiện được vai trò hết thiết thực, có trách nhiệm, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng như phục hồi kinh tế.”- Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cho hay.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 tại điểm cầu Hà Nội vào năm 2020

Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Cuộc họp không chính thức của các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC diễn ra với hình thức trực tuyến ngày 16/7. Với chủ đề “Ứng phó đại dịch COVID-19, đâu là cơ hội của châu Á-Thái Bình Dương hợp tác vượt qua khủng hoảng y tế, đẩy nhanh phục hồi kinh tế, đặt nền tảng cho tương lai tốt đẹp hơn,” cuộc họp tập trung thảo luận về các giải pháp tăng cường hợp tác khu vực nhằm vượt qua khủng hoảng y tế và đẩy nhanh phục hồi kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cho biết, chủ đề và nội dung chính của Hội nghị lần này hết sức phù hợp với ưu tiên và quan tâm của Việt Nam cũng các nền kinh tế thành viên. Đó là những vấn đề kinh nghiệm ứng phó với đại dịch - đặc biệt là vấn đề tiếp cận vaccine, phục hồi kinh tế, đảm bảo thông suốt của chuỗi cung ứng và các biện pháp hỗ trợ những nhóm người yếu thế trong khó khăn, khủng hoảng này.

Bên cạnh đó, trên cơ sở những định hướng, giải pháp mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đưa ra, Việt Nam sẽ triển khai, cụ thể hóa các cam kết đó thành các hoạt động hợp tác, chương trình hành động ở cả kênh đa phương trong APEC cũng như song phương với các đối tác chiến lược, nhất là những đối tác có nguồn lực và tiềm năng lớn về vaccine, tài chính và thị trường.

Là một nền kinh tế đang phát triển năng động và có những đóng góp tích cực trong APEC, như tổ chức thành công các Hội nghị cấp cao APEC năm 2006 và 2017, và có thành công nhất định trong ứng phó với đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, sự tham gia và đóng góp tích cực của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị này một lần nữa sẽ thể hiện trách nhiệm, sự chủ động, tích cực của Việt Nam cho hợp tác trong APEC, qua đó nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước, đồng thời góp phần nâng cao vai trò, vị thế của diễn đàn APEC trong cấu trúc quản trị kinh tế toàn cầu”- Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/11: Nhiều lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/11/2024: Tại sao ông Donald Trump muốn chấm dứt xung đột tại Ukraine?

Động lực củng cố, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Peru

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/11: Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/11/2024: Giới chính trị Ukraine 'gây áp lực' lên tổng thống đàm phán hòa bình?