Thứ năm 15/05/2025 17:48

Việt Nam đang nỗ lực ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã

Báo cáo của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) cho thấy, công tác ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm về buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Việt Nam cũng vẫn còn bị coi là quốc gia trung chuyển, thị trường tiêu thụ lớn và thiếu hành động sau các vụ bắt giữ động vật hoang dã quy mô lớn.

Sáng ngày 15/12, tại TP. Đà Nẵng, ENV đã tổ chức buổi tọa đàm “Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam: Thành tựu, thách thức và cơ hội”.

Công tác ngăn chặn, xử lý tội phạm về động vật hoang dã của các cơ quan chức năng tại Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực

Tại chương trình, bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc ENV - cho biết, công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã của các cơ quan chức năng tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2020, ENV ghi nhận 105/111 vụ án hình sự liên quan đến động vật hoang dã có các đối tượng vi phạm bị bắt giữ, chiếm 94,6%. Đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay khi so sánh với giai đoạn năm 2015-2019, chỉ đạt 87%. Trong đó, công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tính đến tháng 6/2021, có 63/105 vụ án được phát hiện năm 2020 có đối tượng bị bắt giữ được đưa ra xét xử (60%). Hiện vẫn còn 42 vụ án được phát hiện trong năm 2020 đang được các cơ quan chức năng xem xét xử lý hình sự.

Dù vậy, theo ENV, Việt Nam vẫn tiếp tục bị quốc tế đánh giá là quốc gia trung chuyển, thị trường tiêu thụ lớn và thiếu hành động sau các vụ bắt giữ động vật hoang dã quy mô lớn.

Việc chưa tìm được người cầm đầu các đường dây buôn bán khiến công tác xử lý sau khi bắt giữ không triệt để. Thực tế, trong giai đoạn 2014 - 2020, các cơ quan chức năng đã phát hiện 29 vụ vận chuyển ngà voi và vảy tê tại các cảng biển. Tuy nhiên, chỉ 3 vụ việc diễn ra tại Đà Nẵng có đối tượng bị bắt giữ và truy cứu trách nhiệm thành công. ENV cũng cho rằng, tham nhũng là trở ngại lớn cho nỗ lực thực thi pháp luật về động vật hoang dã. Sự tiếp tay của một số cán bộ biến chất khiến việc buôn bán động vật hoang dã vẫn còn rất phức tạp.

ENV khuyến nghị cần nỗ lực hơn nữa để chấm dứt tình trạng tham nhũng trong hoạt động xử lý tội phạm động vật hoang dã bằng cách tập trung điều tra, xử lý các vụ buôn lậu động vật hoang dã lớn bị phát hiện tại khu vực cảng biển, cảng hàng không, để từ đó làm rõ mạng lưới tội phạm đứng sau những lô hàng đặc biệt này.

Đức Thảo - Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM: Khởi tố một cán bộ Hải quan liên quan đến buôn lậu hơn 4000 thùng sữa

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh 3 đại diện doanh nghiệp

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Thành phố Huế: Khởi tố 3 đối tượng ban hành phiếu quan trắc môi trường khống

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh với đại diện pháp luật Công ty Thủy lợi Khánh Hòa

Công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế tại Hà Nam

Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng vì bán bột đạm hết hạn

Công khai danh sách 757 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Nông

Hai doanh nghiệp tại Quảng Trị bị cưỡng chế thuế

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng An Tân tại Gia Lai

Tuyên án 44 bị cáo trong đại án hối lộ lớn nhất Thanh Hóa

Công ty Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Công ty chế biến khoáng sản An Vinh

Bắc Giang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn

Công an Hải Phòng xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025

Hải quan Khu vực II 'bóc trần' thủ đoạn vận chuyển ma tuý

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 4 doanh nghiệp tại Hà Giang