Chủ nhật 24/11/2024 18:27

Viện Vũ khí: 97% đề tài được ứng dụng vào sản xuất, đủ điều kiện sản xuất hàng loạt

Trong 5 năm qua, Viện Vũ khí triển khai nhiều đề tài trong đó có 97% số đề tài đã được ứng dụng vào sản xuất hoặc đủ điều kiện để sản xuất hàng loạt.

Những năm qua, Viện Vũ khí thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) đã được giao phó nhiều nhiệm vụ chiến lược, tham gia thực hiện hàng loạt đề án và chương trình khoa học trọng điểm, tập trung vào nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) thế hệ mới với tính tích hợp và hàm lượng khoa học cao, góp phần hiện đại hóa quân đội.

Nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu phát triển tại Việt Nam

Trong 5 năm qua, Viện Vũ khí đã triển khai gần 100 đề tài và nhiệm vụ khoa học công nghệ về nghiên cứu, thiết kế và chế tạo VKTBKT. Đến nay, gần 70 đề tài và nhiệm vụ đã được hội đồng khoa học các cấp đánh giá và nghiệm thu, trong đó 97% số đề tài đã được ứng dụng vào sản xuất hoặc đủ điều kiện để sản xuất hàng loạt.

Cán bộ, nhân viên Phòng Đạn, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) chuẩn bị trận địa phục vụ thử nghiệm vũ khí. - Ảnh: Báo QĐND

Nhiều sản phẩm VKTBKT thế hệ mới do Viện Vũ khí nghiên cứu và chế tạo thành công đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển công nghiệp quốc phòng và hiện đại hóa quân đội. Một số sản phẩm tiêu biểu bao gồm: Vũ khí có điều khiển; tổ hợp súng và đạn chống tăng thế hệ mới; tổ hợp súng và đạn cháy; súng và đạn nhiệt áp; modul pháo nhiều nòng tốc độ bắn lớn trên tàu hải quân; đạn pháo cho hải quân; đạn nhiễu cho các tàu chiến; đạn pháo tăng tầm theo nguyên lý mới; hệ đạn cối mẫu mới, hệ súng và đạn cối triệt âm; các loại súng, đạn bộ binh thế hệ mới; vũ khí hỏa lực trên xe thiết giáp; phần chiến đấu lắp cho phương tiện bay không người lái; và các loại khí tài quan sát, ngắm bắn hỗn hợp ngày-đêm.

Theo Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Phúc Linh, Viện trưởng Viện Vũ khí, nhiều đề tài trọng điểm do Viện thực hiện được chia thành hai giai đoạn nghiên cứu. Đặc biệt, giai đoạn nghiên cứu công nghệ kéo dài nhiều năm, áp dụng các công nghệ tiên tiến lần đầu phát triển tại Việt Nam, trong bối cảnh nhóm nghiên cứu phải khởi đầu từ con số không.

Việc hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt kiến thức chuyên môn, phát huy năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin để tìm kiếm, tra cứu thông tin, cùng với tham vấn ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành. Quá trình nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn cao, đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ, chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn khoa học.

Đầu tư bài bản vào nguồn nhân lực

Cũng theo Đại tá, TS Nguyễn Phúc Linh, Viện trưởng Viện Vũ khí, nghiên cứu, phát triển vũ khí, đạn dược thế hệ mới yêu cầu hàm lượng khoa học rất cao. Nhiều chi tiết khó, đặc thù của vũ khí cũng đã là những công trình nghiên cứu khoa học rất phức tạp. Đối với ngành Công nghiệp Quốc phòng nước ta, hiện nay, nền công nghệ vật liệu có những hạn chế nhất định.

Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thiết bị đo lường, thử nghiệm và hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất mặc dù đã được đầu tư cơ bản, đáp ứng yêu cầu sản xuất các loại VKTBKT có trong trang bị và một số loại VKTBKT thế hệ mới, tuy nhiên, đối với vũ khí công nghệ cao cần phải có bước tiến nhiều hơn nữa, bởi việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo vũ khí còn gặp một số trở ngại, nhất là khó tiếp cận tri thức mới về khoa học-công nghệ (KHCN) quân sự tiên tiến, hầu hết các nước chỉ hợp tác đào tạo, chuyển giao ở mức độ giới hạn...

Đằng sau những thành công thời gian qua của đơn vị là một quá trình đầu tư bài bản vào nguồn nhân lực. Viện Vũ khí đã xây dựng một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sở hữu trình độ chuyên môn cao. 100% cán bộ nghiên cứu của Viện có trình độ đại học trở lên, trong đó, tỷ lệ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm trên 90%.

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn, Viện Vũ khí đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các loại vũ khí thế hệ mới. Các sản phẩm của Viện không chỉ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao mà còn phù hợp với điều kiện tác chiến thực tế của Quân đội.

Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của Luật Công nghiệp Quốc phòng, Viện Vũ khí cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, tự chủ.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: Quân đội nhân dân Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024