Thứ hai 23/12/2024 07:19
Đại án “Chuyến bay giải cứu”

Viện kiểm sát yêu cầu xử lý nghiêm Hoàng Văn Hưng vì không thành khẩn

Viện Kiểm sát cho rằng, Hoàng Văn Hưng không thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả, do đó, cần phải có hình phạt nghiêm khắc.

Chiều 17/7, sau khi đại diện Viện Kiểm sát (VKS) nêu quan điểm giải quyết vụ án "chuyến bay giải cứu" và đề nghị mức án đối với 54 bị cáo, HĐXX đã cho các bị cáo quyền được tự bào chữa.

Là người đầu tiên tự bào chữa, bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên tiếp tục phủ nhận mọi tội danh cáo buộc. Nhiều bị cáo đề nghị cho luật sư bào chữa trước thì Hoàng Văn Hưng xin được tự bào chữa.

Bị cáo Hoàng Văn Hưng

Phần trình bày của Hưng dài khoảng 40 phút. Bị cáo liên tục kêu oan và khẳng định không thực hiện hành vi phạm tội như cáo buộc. Hưng cho rằng, mình không nhận tiền, không hướng dẫn bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Blue Sky) khai báo gian dối.

"Bị cáo không hướng dẫn Hằng khai báo. Thứ nhất là khi ra tự thú trước cơ quan điều tra, Hằng đã nhận toàn bộ và khai rằng anh Sơn không liên quan. Nhưng hai tuần sau bị cáo mới gặp chị Hằng. Thứ hai là để hướng dẫn Hằng khai báo thì phải hiểu rất rõ về Hằng, Sơn và Công ty Blue Sky. Trong khi thời điểm Hằng khai báo lần đầu, bị cáo không biết gì về những điều này. Còn anh Tuấn thì đã quen biết Hằng khoảng 10 năm", bị cáo Hoàng Văn Hưng nói.

Bị cáo Hưng khẳng định có nhận chiếc cặp từ bị cáo Tuấn trước cổng cơ quan, nhưng cho rằng cặp đó chỉ chứa 4 chai rượu vang. Ngoài lời khai của bị cáo Tuấn, không có gì chứng minh được trong cặp đựng tiền.

VKS xác định đủ căn cứ Hưng đã nhận 800.000 USD của Hằng

"Nếu cặp đó là tiền, bị cáo có nhận ở cổng cơ quan hay không? Nơi có rất nhiều camera giám sát, có nhiều người đi ra đi vào. Nếu thật là cặp tiền thì bị cáo có nhiều nơi, nhiều cách khác để nhận", bị cáo Hưng nói.

Hưng còn dẫn giải hàng loạt quy định pháp luật để cho rằng quá trình điều tra "có nhiều vi phạm tố tụng", lời của Hưng.

Hưng khẳng định ngay từ khi bị khởi tố đã kêu oan, nhưng thời điểm ấy "cơ quan điều tra không thực hiện hỏi cung ngay". Gần ba tháng sau, trước khi kết thúc điều tra thì mới diễn ra buổi hỏi cung đối với bị cáo trong 10 tiếng, Hưng trình bày.

"Khi bắt đầu hỏi cung, cơ quan điều tra đều nói có căn cứ nhưng bị cáo không được xem. Sau này có kết luận điều tra bị cáo mới biết căn cứ đó chỉ là lời khai của ông Tuấn", Hưng bào chữa và cho rằng cơ quan tố tụng "áp đặt bất lợi cho bị cáo".

Hưng đưa ra nhiều phân tích các buổi đối chất tại cơ quan điều tra và cho rằng nhiều lần ông Tuấn, bà Hằng phải điều chỉnh lời khai trong khi "bị cáo nhất quán từ đầu đến cuối". Cựu điều tra viên còn khẳng định khi đối chất "bà Hằng được sử dụng tài liệu chuẩn bị trước" và "điều này gây bất lợi cho bị cáo".

Cựu điều tra viên còn đưa ra nhiều phân tích cho rằng cơ quan điều tra "bỏ lọt tội phạm" đối với hành vi của ông Tuấn có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và môi giới hối lộ khi nhận hơn 2 triệu USD từ Hằng. Trong phần này, chủ tọa hai lần ngắt lời yêu cầu Hưng tập trung vào phần tự bào chữa liên quan cáo buộc đối với bị cáo.

Tiếp tục tự bào chữa, Hưng đưa ra lập luận cho rằng cơ quan điều tra "buộc tội bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, số tiền lớn nhưng không có bất cứ chứng cứ nào, mà chỉ có lời khai của anh Tuấn".

Song VKS xác định, Hưng đã nhận 800.000 USD của Hằng. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, Hưng, Tuấn, Hằng đã liên lạc, gặp gỡ, nhận tiền theo cách thức: Khi có việc trao đổi, Hưng chủ yếu sử dụng 2 sim rác không chính chủ để liên lạc vào số điện thoại của bị cáo Tuấn; hoặc liên lạc qua ứng dụng Viber để đảm bảo bí mật.

Ngoài ra, Hưng yêu cầu Hằng không liên lạc trực tiếp với bị cáo; mọi trao đổi, Hưng sẽ thực hiện qua Tuấn. Cơ quan điều tra xác định, từ 2019 đến 1/1/2022, chỉ phát sinh 5 cuộc gọi. Tuy nhiên, từ tháng 1 - 12/2022, giai đoạn điều tra chuyến bay giải cứu, bị cáo Hưng và Tuấn đã liên lạc 425 lần, chủ yếu qua Viber và số điện thoại không chính chủ của Hưng.

Tuấn và Hằng có 2 cuộc gọi và 76 cuộc gọi qua Viber, qua các sim rác. Việc gặp mặt để trao đổi đưa tiền của Hằng và Sơn thường được tổ chức vào buổi tối, sau 22 giờ tại nhà Tuấn để đảm bảo bí mật.

Hưng không đưa ra tổng số tiền nhận mà chia ra làm nhiều lần. Theo yêu cầu của Hưng, Hằng không đưa tiền trực tiếp mà thông qua Tuấn làm trung gian.

"Như vậy, có đủ căn cứ xác định Hưng lừa đảo chiếm đoạt 800.000 USD. Đối với bị cáo Hưng không thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả, do đó, cần phải có hình phạt nghiêm khắc", đại diện VKS luận tội.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế

Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: Công ty Công Ích quận 7 thu lợi gần 6 tỷ đồng không đúng quy định

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm vụ tưới xăng đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế Công ty CP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam

Hà Nội: Nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người tử vong có 2 tiền án

Đắk Lắk: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Công khai thông tin 7 doanh nghiệp, hợp tác xã nợ thuế trên địa bàn huyện Bắc Hà

Quảng Bình: Khởi tố 7 bị can hành vi lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh sát giao thông Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 70 kg pháo hoa nổ lậu

Thanh Hóa: Bắt 5 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

Thanh Hóa: Kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thành

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 3 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Nghệ An: Phá đường dây mua bán trái phép hơn 500 tài khoản ngân hàng để lừa đảo và rửa tiền

Vĩnh Long: Công ty Cổ phần cảng Bình Minh nợ thuế hơn 36 tỷ đồng

Đồng Tháp: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty TNHH Nguyễn Vang do nợ thuế hơn 9,6 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng khai thác đất trái phép tại Hoà Bình

Thanh Hóa: Cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hoa

Hà Tĩnh: Ngừng sử dụng hoá đơn 3 doanh nghiệp nợ thuế tiền tỷ