Thứ sáu 22/11/2024 01:19

Vị thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc không chỉ dùng làm cảnh mà nó còn là một vị thuốc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền.

Hoa ngũ sắc hay còn có tên gọi khác là bông ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý... Là một loại hoa rất đẹp, được trồng làm cảnh. Điểm đặc biệt là loài hoa đẹp này không chỉ dùng làm cảnh mà nó còn là một vị thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Tên khoa học: Lantana camara L, thuộc họ cỏ roi ngựa.

Là dạng cây thân thảo, dạng thân bụi nhỏ có thể cao tới 1,5 mét. Lá cây có nhiều răng cưa và nhiều vân nổi lên ta có thể nhìn thấy rất rõ. Hoa ngũ sắc mọc thành từng chùm nhiều bông hoa, đặc biệt là hoa có tới 5 màu khác nhau như mà đỏ, mà cam, màu vàng, trắng nên mới được gọi là cây ngũ sắc, nghĩa là loài cây hoa có tới 5 màu.

Sở dĩ có cái tên là ngũ sắc vì hoa ngũ sắc có nhiều màu, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hài hòa và vẻ đẹp của cuộc sống. Ảnh minh họa

Bộ phận dùng làm thuốc của cây ngũ sắc

Bao gồm cả rễ, lá và hoa của cây ngũ sắc. Các bộ phận của cây ngũ sắc được thu hái quanh năm. Sau khi đem về được rửa sạch, dùng ngay ở dạng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng lâu dài.

Thành phần hóa học của cây ngũ sắc

Lá: Trong lá tươi của cây mới phát triển chứa 0,2% tinh dầu. Ở thời kỳ có hoa, lá có thêm các chất lantaden và lantanin chiếm 0,31- 0,68%.

Hoa khô: Chứa tinh dầu (0,07%), terpen bicyclic (8%), L-a-phelandren (10 - 12%).

Vỏ cây: Lantanin (một dạng alcaloid) 0,08%.

Công dụng của cây ngũ sắc

- Theo y học hiện đại:

Một số nghiên cứu về các bộ phận của cây ngũ sắc đã ghi nhận những tác dụng dược lý như sau:

+ Chiết xuất từ đài hoa ngũ sắc có khả năng ngăn chặn các cơn co thắt diễn ra ở cơ trơn, giúp các cơ trong tử cung được co giãn. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm giảm huyết áp và hoạt động tương tự như một chất kháng sinh, giúp giảm ho, điều trị viêm họng.

+ Đài hoa và lá cây ngũ sắc có tác dụng kích thích tiểu tiện, thông tiểu, nhuận gan.

+ Chiết xuất polysaccharit từ nụ hoa có thể hòa tan trong nước. Chất này khi thử nghiệm trên chuột được cấy ghép khối u sarcoma 180 cho thấy khả năng ức chế, làm chậm sự phát triển của u.

+ Chiết xuất tinh dầu từ hạt ngũ sắc thể hiện rõ đặc tính kháng sinh, giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh như Salmonella typhi, Staphylococcus aureus hay Bacillus subtilis… Chất này cũng đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm, đặc biệt là nấm trychophyton.

+ Hoạt chất lantanin trong vỏ cây có công dụng hạ nhiệt, làm giảm khả năng tuần hoàn.

- Theo y học cổ truyền:

+ Rễ cây có tác dụng giải nhiệt, giảm sốt, khu phong, trừ thấp, tiêu thũng. Chủ trị bệnh phong thấp, quai bị, sốt cao kéo dài, chấn thương.

+ Lá cây ngũ sắc có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu. Chủ trị vết thương chảy máu, viêm da, chàm, ghẻ lở, thấp khớp…

+ Hoa giúp trị nóng trong, chữa ho ra máu, cao huyết áp, bệnh lao phổi…

Bài thuốc từ cây ngũ sắc

Điều trị cảm sốt: 15g hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch và sắc với 200ml nước, lấy 50ml uống hết trong 1 lần. Uống 5 ngày liên tục sẽ có hiệu quả

Chữa viêm da: Lấy 1 nắm hoa ngũ sắc rửa thật sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút để khử khuẩn, Sau đó đem giã nhuyễn, chiết lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị viêm. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần

Điều trị bệnh viêm da mẩn ngứa: 100-200g cành và lá tươi cây trâm ổi, đem rửa sạch và nấu với 1-2 lít nước. Để nước nguội rồi lấy ngâm rửa vùng bị bệnh. Thực hiện mỗi ngày 3 lần. Có thể pha thêm nước sạch để dùng như nước tắm nếu vùng da bị mẩn ngứa lớn.

Kháng viêm, điều trị cảm sốt, quai bị: 30g cây ngũ sắc tươi hoặc 15g khô (lấy cả cành, lá và hoa) đem sắc kỹ lấy 300ml nước đặc, chia thành 2 lần uống trong ngày. Uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh được trị dứt điểm.

Điều trị kết hạch ở phổi, ho ra máu, lao phổi: Lấy 20g hoa ngũ sắc tươi hoặc 8g hoa khô rửa sạch, cho vào ấm cùng với 3 bát nước rồi nấu. Lúc sôi vặn nhỏ lửa sắc đến khi cạn còn 1 nửa. Chia thành 3 lần uống vào 3 buổi trong ngày.

Điều trị viêm da, chàm, mụn nhọt: Lấy 1 nắm lá cây trâm ổi tươi nấu với lượng nước vừa đủ rồi dùng để rửa ngoài khu vực bị thương. Thực hiện 3 lần/ngày để giảm các triệu chứng.

Cầm máu, sát khuẩn, trị vết thương nhỏ ngoài da: Dùng lá và hoa ngũ sắc cùng với gừng theo tỉ lệ 3:1, phơi khô và tán nhuyễn thành bột mịn cất dùng dần. Khi dùng thì lấy 1 lượng nhỏ bột thuốc rắc lên chỗ bị thương rồi băng lại bằng băng gạc y tế. Thay băng mỗi ngày đến khi miệng vết thương khô lại.

Điều trị đau nhức xương khớp ở các chi: 15g rễ trâm ổi khô, rượu trắng. Tất cả đem nấu với nửa nước nửa rượu trong 60 phút. Sau đó ăn 1 quả trứng vịt màu xanh luộc và uống với nước.

Giải cảm, chữa cảm cúm, quai bị: 30-50g rễ cây ngũ sắc khô, đem rửa và sắc với nước rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.

Một số lưu ý khi dùng cây ngũ sắc:

+ Không dùng cây ngũ sắc cho phụ nữ mang thai

+ Trong lá cây bông ổi có một số chất độc như lantanin alkaloid, lantadene A . Sử dụng bộ phận này với liều cao (trên 30g) theo đường uống có thể gây bỏng rát dạ dày, ruột, làm giãn nở các cơ và khiến cho quá trình tuần hoàn máu bị rối loạn.

+ Không nhầm với cây Hoa cứt lợn (Ageratum conyzoides L.), có nơi cũng gọi là Hoa ngũ sắc.

+ Cây ngũ sắc không có tác dụng chữa viêm xoang mũi như cây cứt lợn Ageratum conyzoides. Chú ý tránh dùng lầm.

Cây ngũ sắc là loài cây dược liệu phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng cây ngũ sắc có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Vì thế, không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Thay vào đó, hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em