Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?
“Nước Mỹ có nền kinh tế tuyệt vời nhất thế giới” - Tổng thống Mỹ /chu-de/tong-thong-hoa-ky-joe-biden.topic đã khẳng định như vậy trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNBC vào đầu tháng trước. Thực tế, mọi số liệu đều cho thấy nền kinh tế của nước này đang phát triển tích cực. Lạm phát tại Mỹ đã giảm mạnh so với mức cao nhất vào năm 2022, bất chấp đà tăng trong vài tháng gần đây. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 2,5% vào năm 2023, vượt xa đáng kể so với các nền kinh tế phát triển khác, theo báo cáo tháng 1 từ /chu-de/quy-tien-te-quoc-te.topic (IMF).
Tăng trưởng kinh tế Mỹ là trọng tâm chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Joe Biden. Nguồn ảnh: Alex Brandon, AP News. |
Tuy vậy, những báo cáo này cũng cho thấy Mỹ đang là một ngoại lệ trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong khối G7. Quỹ này đã nâng triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Mỹ lên 2,7%, cao hơn mọi nước thành viên khác trong Khối G7. Ngược lại, tại Pháp, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire đã giảm dự đoán tăng trưởng GDP của nước này từ 1,4% xuống còn 1% vào hồi tháng 2 năm nay. Còn tại Đức, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đã từng nhận định nền kinh tế nước này là “tệ một cách bi thảm”. Cũng vào tháng 2 năm nay, ông Robert Habeck đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Đức từ 1,3% xuống chỉ còn 0,2% trong năm nay.
Điều đáng ngạc nhiên là, một phần lý do cho sự tăng trưởng chậm trễ này lại đến từ chính nền kinh tế Mỹ. Thực tế, lãi suất cao và đồng đô la mạnh của nước này đang làm giảm giá trị tiền tệ và làm cản trở kế hoạch giảm chi phí đi vay của các quốc gia khác. Bằng chứng là sau thông báo trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào thứ 3 tuần trước, một đợt bán trái phiếu toàn cầu đã xảy ra, dẫn đến lợi suất của một số loại trái phiếu chính phủ đạt mức cao nhất trong vòng nhiều tháng. Thông báo này cũng đã gây áp lực lên một loạt các loại tiền tệ, trong đó có đồng Yen Nhật, vốn đã chạm mức thấp nhất so với đồng đô la Mỹ kể từ năm 1990.
Thông báo này cũng diễn ra trong bối cảnh các thống đống ngân hàng trung ương và các bộ trưởng tài chính toàn cầu họp với IMF và /chu-de/ngan-hang-the-gioi.topic (World Bank) tại Washington tuần trước. Nhận xét về thông báo của FED, bà Kristalina Georgieva - Giám đốc Điều hành IMF nói: “Điều này tất nhiên là đáng quan ngại”. Chia sẻ thêm với Bloomberg, bà cũng nói rằng nhiều phái đoàn ở Washington đang băn khoăn và liệu FED sẽ tiếp tục chần chừ bao lâu trước khi thông báo hạ lãi suất.
Cũng trong cuộc họp tuần trước, ông Pierre-Olivier Gourinchas - nhà kinh tế đứng đầu tại IMF đã cho rằng lập trường ngân sách của Mỹ sẽ tạo ra “rủi ro về ngân khố và tài chính dài hạn cho nền kinh tế toàn cầu”. Nặng nề hơn, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã tấn công chỉ trích các chính sách trợ cấp cho ngành công nghiệp xanh của chính quyền Biden, và cảnh báo Đức không nên áp dụng những chính sách như vậy.
Lo ngại về kế hoạch tài chính tương lai của Mỹ, nhiều nước đã nhấn mạnh vào sự độc lập về chính sách tiền tệ vào tuần trước. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Điều phối Các vấn đề kinh tế Indonesia đã yêu cầu các công ty nhà nước ngừng mua hàng bằng đồng Đô la Mỹ, còn đại diện Ngân hàng Trung ương Malaysia đã hứa sẽ chuyển đổi thu nhập ngoại tệ của các doanh nghiệp nhà nước thành đồng Ringit. Bộ trưởng Tài chính Brazil Fernando Haddad trong cuộc họp tuần trước đã cảnh báo rằng sự chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất của FED sẽ gây ra việc định giá lại tiền tệ trên các thị trường toàn cầu. Trả lời phỏng vấn với Bloomberg, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi Lesetja Kganyago nói: “Chúng tôi dõi theo FED nhưng sẽ không đi theo FED.”
Tương lai sắp tới của nền kinh tế Mỹ
Theo Bloomberg, Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva cho rằng nền kinh tế Mỹ tuy đang tăng trưởng nhanh, nhưng đang không mở rộng bền vững. Thực tế, thâm hụt ngân sách gần đây của nước này đã lên tới 7% GDP, và nợ công của nước này dự kiến sẽ đạt 48,3 nghìn tỷ USD, tương đương 116% GDP vào năm 2034.
Giám đốc Điều hành IMF bà Kristalina Georgieva phát biểu tại cuộc họp tuần qua tại Washington. Nguồn ảnh: AFP |
Hơn nữa, các chính sách về trợ cấp, kiểm soát xuất khẩu và các biện pháp bảo hộ khác cũng đang gây ra phản ứng dữ dội từ các đối tác thương mại của Mỹ. Qua tờ Bloomberg, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde nhận xét: “Cạnh tranh về trợ cấp như Mỹ là một cuộc chạy đua xuống đáy và châu Âu không nên đi theo hướng đó”.
Dự kiến các chính sách bảo hộ thương mại sẽ ngày càng gia tăng nếu cựu tổng thống /chu-de/donald-trump.topic tái đắc cử vào tháng 11 tới. Chia sẻ với Bloomberg, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo kế hoạch tăng thuế nhập khẩu của ông Donald Trump có thể sẽ châm ngòi cho “một cuộc chiến hỗn loạn trong hệ thống thương mại toàn cầu” và gây tổn hại cho mọi nền kinh tế trên thế giới.