Thứ hai 18/11/2024 02:15

Vì sao Đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống chậm tiến độ?

Hiện chủ đầu tư và các nhà thầu đang tập trung tháo gỡ khó khăn, phấn đấu đưa dự án Đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống về đích vào tháng 9/2024.

Chậm tiến độ vì vướng giải phóng mặt bằng

Dự án Đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư, Ban QLDA các công trình điện miền Bắc được giao quản lý điều hành.

Dự án đi trên địa bàn các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) và các huyện Như Xuân, Như Thanh, Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa), có chiều dài gần 130 km gồm 2 mạch từ điểm đấu nối G1 (tại biên giới Việt Nam – Lào) đến TBA 220kV Nông Cống gồm 299 vị trí móng cột và 99 khoảng néo. Toàn tuyến có đến 234/299 vị trí móng cột bị ảnh hưởng bởi rừng.

Trong đó, đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Nghệ An có chiều dài 77,31 km (48 khoảng néo), gồm 174 vị trí móng cột; Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa có chiều dài 52,64 km (49 khoảng néo), gồm 125 vị trí móng cột.

Dự án được khởi công vào tháng 12/2021, theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phải hoàn thành trong tháng 6/2024 nhằm đảm bảo điện cho miền Bắc ngay từ năm 2024 và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, tiến độ Dự án hiện nay đang chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống đã hoàn thành kéo dây 45/99 khoảng néo

Ông Trần Kim Vũ – Phó Giám đốc Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (NPMB) cho biết, đến nay dự án đã hoàn thành đào đúc móng 282/299 vị trí móng, đã hoàn thành lắp dựng 261 vị trí, đang lắp dựng 18/299 vị trí cột. Dự án đã hoàn thành kéo dây 45/99 khoảng néo, đang thi công 4 khoảng néo.

Tiến độ đường dây bị chậm do vướng mắc trong công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (CĐR), giải phóng mặt bằng (GPMB), mở đường công vụ vào thi công. Đến nay phần móng cột đã chi trả tiền, kết hợp vận động bàn giao mặt bằng xong 299/299 vị trí, phần hành lang tuyến đã bàn giao mặt bằng 89/99 khoảng néo.

Đến thời điểm hiện tại tỉnh Nghệ An còn 04 khoảng néo chưa bàn giao. Các khoảng néo thuộc đất rừng tự nhiên, hiện còn một số hộ dân tại các xã của huyện Quế Phong chưa kê khai phương án bồi thường về đất. Hiện UBND huyện Quế Phong đang làm công văn xin ý kiến của UBND tỉnh.

Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn 06 khoảng néo chưa bàn giao thuộc địa bàn huyện Như Thanh. UBND huyện Như Thanh đã có văn bản đề nghị NPMB có kế hoạch thi công để UBND xây dựng phương án bảo vệ thi công.

Bên cạnh các khó khăn về giải phóng mặt bằng, còn có các khó khăn về thời tiết mưa nắng thất thường và mặt bằng, điều kiện thi công.

Phó Tổng giám đốc EVNNPT – Nguyễn Ngọc Tân họp rà soát tiến độ dự án

Phấn đấu hoàn thành Dự án trong tháng 9/2024

Tại cuộc họp rà soát tiến độ Dự án và làm việc với các đơn vị tham gia dự án ngày 17/7/2024, Phó Tổng giám đốc EVNNPT – Nguyễn Ngọc Tân nhấn mạnh: Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống là dự án cấp bách, được đầu tư xây dựng nhằm mục đích nhập khẩu điện từ cụm Nhà máy thủy điện Nậm Sum (Lào) về Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của hệ thống điện khu vực miền Bắc. Dự án nhằm cụ thể hóa cam kết giữa Đảng và Chính phủ 2 nước trong tăng cường hợp tác năng lượng.

Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án, ông Nguyễn Ngọc Tân đề nghị đơn vị tư vấn đền bù cần huy động lực lượng, phối hợp chặt chẽ với NPMB và bám sát chính quyền địa phương, cùng tuyên truyền vận động để bàn giao mặt bằng sớm nhất cho đơn vị thi công.

NPMB tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với UBND các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa để giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc, hoàn thành bàn giao hành lang tuyến trước ngày 30/7/2024, kịp thời báo cáo EVNNPT những khó khăn, vướng mắc của dự án để có phương án tháo gỡ; Phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, đơn vị tư vấn để có sự điều hành chi tiết, nhịp nhàng, đồng bộ và quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là đối với những nhà thầu có đang chậm tiến độ.

Phó Tổng giám đốc EVNNPT Nguyễn Ngọc Tân cũng yêu cầu các nhà thầu tăng cường tối đa nhân lực, thiết bị và nguồn lực tài chính, dồn nguồn lực để tập trung thi công đối với dự án này; tổ chức thi công đồng thời các vị trí đã bàn giao mặt bằng và sẵn sàng nguồn lực để thi công những vị trí còn lại sau khi hoàn thiện thủ tục bàn giao mặt bằng. Đặc biệt các nhà thầu tập trung mở móng, dựng cột các vị trí còn lại ngay để đáp ứng được hoàn thành Dự án trong tháng 9/2024.

Trong quá trình thi công, các đơn vị cần phải chủ động, bám sát tình hình thời tiết; có phương án đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao