Quản lý thị trường Cà Mau xử phạt 7 vụ vi phạm về xăng dầu Vụ bán xăng bằng can trước cây xăng trên đường Nguyễn Đình Chiểu: Cần xử lý nghiêm khắc |
Cụ thể, Thương nghiệp Cà Mau (CMV) bị phạt tiền 50 triệu đồng do có hành vi gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối; phạt tiền 90 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực.
Để khắc phục hậu quả cho hành vi kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực, CMV buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm từ tháng 1/2021-3/2022 với số tiền gần 8.7 tỷ đồng.
Tổng số tiền CMV bị phạt và truy thu phải nộp vào ngân sách gần 9 tỷ đồng.
Công ty được xác định có các tình tiết giảm nhẹ do đã tự nguyện khai báo; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, Công ty cũng đã ngăn chặn làm giảm bớt hậu quả của vi phạm và tự nguyện khắc phục hậu quả.
Liên quan đến đợt thanh tra 33 đầu mối xăng dầu do Bộ Công Thương tiến hành từ tháng 2/2022, ngày 05/09, Bộ Công Thương ra quyết định xử phạt và rút giấy phép kinh doanh của 5 doanh nghiệp đầu mối ở khu vực phía Nam vì có các vi phạm liên quan đến kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, 5 doanh nghiệp bị xử phạt và tước giấy phép gồm CTCP Thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex), CTCP Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa, CTCP Dầu khí Đông Phương, Công ty TNHH xăng dầu Hùng Hậu, Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro).
Dự kiến lãi ròng 2022 giảm 19%
Ban lãnh đạo CMV nhận định 2022 tiếp tục là năm khó khăn của Công ty do ảnh hưởng của COVID-19 cũng như việc biến đổi khí hậu khiến thủy triều dâng cao không theo quy luật, làm đảo lộn kế hoạch và dự trữ hàng hóa của Công ty. Do đó, CMV dự báo chi phí năm nay sẽ tăng đột biến do Công ty phải nâng nền của hàng loạt cửa hàng để ngăn nước dâng cũng như sửa chữa theo đúng quy định mới về PCCC.
Theo đó, CMV đặt mục tiêu tổng doanh thu 2022 đạt 3,700 tỷ đồng và lãi sau thuế 23 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 4% và hơn 19% so với kết quả 2021. Bên cạnh đó, Công ty còn đặt mục tiêu tăng trưởng với mỗi ngành hàng.
Như đề cập ở trên, CMV dự kiến nâng cấp các cửa hàng trong năm 2022 nhằm ngăn chặn tình trạng ngập lụt tại các cửa hàng cũng như đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy. Theo đó, Công ty dự kiến chi 12,75 tỷ đồng cho các hoạt động nâng cấp cửa hàng và gần 7 tỷ đồng cho hệ thống PCCC.
Ngoài việc nâng cấp cửa hàng, một trong những mục tiêu của CMV trong năm nay là tiếp tục sáp nhập các công ty con có hoạt động kinh doanh trùng lấp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Cụ thể, CMV dự kiến sáp nhập Công ty TNHH MTV Bách Việt vào Công ty trong năm nay do hai công ty có cùng ngành nghề hoạt động là bách hóa tiêu dùng, thực phẩm công nghệ và hàng hóa mỹ phẩm ở thị trường Cà Mau. Bên cạnh đó, CMV cũng là chủ sở hữu duy nhất tại Công ty Bách Việt.
Sau khi sáp nhập, CMV sẽ bổ sung các ngành nghề kinh doanh không trùng cũng như kế thừa tất cả quyền và nghĩa vụ đối với toàn bộ nhân viên của Công ty Bách Việt. Vốn điều lệ của CMV sẽ không thay đổi sau khi sáp nhập, giữ nguyên ở mức gần 181.6 tỷ đồng.
Cũng trong ĐHĐCĐ tới, Ban lãnh đạo CMV sẽ xin ý kiến về việc thanh lý một số tài sản không sử dụng và không khai thác hiệu quả. Cụ thể, CMV dự kiến thanh lý 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, trong đó gồm 1 giấy chứng nhận ở tỉnh Sóc Trăng và 4 giấy chứng nhận ở tỉnh Bạc Liêu.
Về cổ tức, CMV dự kiến chia cổ tức 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%. Năm 2022, tỷ lệ cổ tức tối thiểu sẽ là 10%.