Thứ ba 29/04/2025 20:56

VATM áp dụng phương thức khai thác dịch vụ giám sát không lưu tại sân bay Vinh và Cát Bi

Nhằm đáp ứng an toàn và hiệu quả khi lưu lượng hoạt động bay tăng cao cả về số lượng và tính chất hoạt động bay, sau khi được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, 7h00 ngày 27/2/2020, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã chuyển đổi áp dụng phương thức khai thác dịch vụ giám sát không lưu tại khu vực sân bay Vinh và Cát Bi.

Dịch vụ giám sát không lưu là một thuật ngữ được sử dụng để xác định dịch vụ cung cấp trực tiếp thông qua các phương tiện của hệ thống giám sát không lưu (rada, ADS-B, MLAT…).

Đây là dịch vụ đã được áp dụng phổ biến trên thế giới và thực tế hiện nay Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã triển khai tại 02 vùng thông báo bay của Việt Nam và 04 khu vực sân bay quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, chưa từng được áp dụng tại các sân bay nội địa.

Đây là phương thức quản lý, điều hành bay sử dụng giám sát thay thế phương pháp điều hành bay cổ điển. Với phương thức này, kiểm soát viên không lưu sẽ được áp dụng phân cách tối thiểu giữa các tàu bay là 5NM thay vì 5 phút như hiện nay. Việc áp dụng phương thức mới này sẽ giúp giảm phân cách giữa các tàu bay, giảm thời gian chờ đợi của chuyến bay (hiện nay khoảng 10 phút chờ, sau khi áp dụng chỉ còn 4-5 phút). Các mạch bay được rút ngắn, tàu bay thoát ly đường cất hạ cánh nhanh hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho các hãng hàng không và cho chính hành khách.

Hơn nữa, để nâng cao an toàn và hiệu quả khai thác, điều hành bay, mạng cảnh báo (safety net) cũng được Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam triển khai áp dụng thống nhất, đồng bộ giúp ngăn ngừa từ xa các xung đột nếu có, giảm đáng kể cường độ làm việc cho kiểm soát viên không lưu.

Sau khu vực sân bay Vinh, Cát Bi, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch chuyển đổi áp dụng khai thác dịch vụ giám sát không lưu tại khu vực các sân bay Thọ Xuân, Đồng Hới, Vân Đồn vào ngày 21/5/2020. Như vậy, toàn bộ khu vực sân bay phía Bắc của Việt Nam sẽ được triển khai áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại, tự động hóa dữ liệu, đồng bộ, thống nhất, công tác giám sát điều hành bay được liền mạch, góp phần tăng năng lực điều hành bay của toàn vùng lên gấp đôi. Đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai của công tác quản lý, sắp xếp luồng tàu bay đi/ đến các sân bay, kết nối với hàng không Việt Nam với hàng không quốc tế theo đúng lộ trình kế hoạch phát triển triển sâu, rộng của hàng không dân dụng Việt Nam trong tương lai.

Đặng Hiền

Tin cùng chuyên mục

PC Huế: Đảm bảo cấp điện Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

Thủy điện Trung Sơn sẵn sàng huy động tối đa công suất cho mùa khô 2025

Delta Group không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế hàng đầu

Hồng Châu Yến và dấu hỏi sau những lọ yến 'thuần Việt'

Rạng Đông vươn mình bứt phá trong kỷ nguyên công nghệ số

PVCFC nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

Mô hình trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau

PVFCCo-Phú Mỹ và TGS hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh

PVOIL tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

Ống thép luồn dây điện EMT của Vietconduit chống cháy lan

Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng đột phá tại ĐHĐCĐ 2025

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo tại Nhiệt điện Quảng Ninh

Takao tự hào khi đạt cú đúp giải thưởng lớn năm 2025

PV Drilling tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Phát điện 2

Tập đoàn Masan bước vào quỹ đạo tăng trưởng có lợi nhuận

Vượt sóng thị trường: Điện lực TKV báo lãi hơn 750 tỷ

Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý: Tri ân thế hệ anh hùng qua sản phẩm bạc thỏi đặc biệt

BSR và 3 chữ An

PC Lào Cai: Hướng đến an toàn, hiệu quả và phục vụ tốt hơn