Thứ năm 28/11/2024 17:43

VASEP khuyến cáo doanh nghiệp thủy sản lên kịch bản ứng phó thiếu container rỗng

Mới đây Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi thông tin khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có phương án chủ động ứng phó với tình trạng thiếu container rỗng, thiếu tài chở hàng kéo dài đến tháng 2-3/2021.

Cụ thể, theo VASEP, các hội viên doanh nghiệp thủy sản cần lên kế hoạch và kịch bản sẵn sàng ứng phó nhằm hạn chế tối thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng; đồng thời giảm thiểu tối đa sự sụt giảm xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp cũng như tổng kim ngạch của toàn ngành trong thời gian tới.

Cũng theo VASEP, hiện hội này đang tiến hành khảo sát từ các doanh nghiệp về vấn đề này để có những đánh giá báo cáo lên Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan nhằm tháo gỡ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp thủy sản.

Trước đó, sau nhiều quý xuất khẩu thủy sản không ổn định hoặc giảm do đại dịch Covid VASEP đã đưa ra dự báo lạc quan và kỳ vọng và tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong quý IV/2020 có thể đẩy tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của năm nay lên 8,6 tỷ USD. Tuy nhiên việc thiếu container rỗng để đóng hàng, không có tàu chuyên chở, rất có thể ảnh hưởng tới nỗ lực tăng trưởng của ngành. Nhiều khả năng kim ngạch sẽ không đạt được như đã đề ra do tháng 11 và tháng 12/2020 giá trị xuất khẩu sụt giảm vì nhiều đơn hàng hoãn.

Theo Bộ Công Thương, thời điểm cuối năm các ngành nông thủy sản đang vào mùa giao cao điểm giao dịch và giao hàng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nên lượng xuất khẩu hàng rất lớn. Các doanh nghiệp gạo phản ánh hàng đã sẵn sàng nhưng phải chờ đợi hãng tàu thông báo tập kết mới được xuất đi, thời gian giao hàng bị chậm lại từ 7 đến 20 ngày. Các doanh nghiệp cà phê ngoài khoản cước phí đang phải trả cao gấp đôi so với những tháng bình thường còn phải trả các khoản phí trong mùa cao điểm cho hãng tàu. Tương tự, các doanh nghiệp xuất khẩu điều và chè phản ánh không xuất khẩu được sang các thị trường chủ lực khi cước phí tăng gấp 6-7 lần.

Điều đáng quan ngại là hiện tại, nhiều hãng tàu thông báo cắt dịch vụ trên một số trạm và chưa có kế hoạch cho năm 2021. Điều này xuất phát từ tác động của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội tại các nước, dẫn đến tình trạng thiếu container và nhân lực xử lý hàng hóa, đẩy giá thuê container lên cao. Chính vì thế không chỉ VASEP mà các ngành hàng khác cũng đang khuyến cáo doanh nghiệp có kịch bản ứng phó kịp thời để giảm thiệt hại.

“Các đơn hàng của chúng tôi cho quý I/2021 qua EU rất nhiều song tới thời điểm này vẫn chưa chốt được lịch giao hàng. Lý do chính là do thiếu container, giá cước quá cao và chúng tôi chưa thể đàm phán ở mức hợp lý với nhà nhập khẩu”- ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing của Công ty TNHH Vrice thông tin.

Trong khi đó, với ngành hàng cà phê, ông Đỗ Hà Nam - Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn Intimex cho biết, do đặc thù của ngành cà phê ít bị ảnh hưởng bởi trong vấn đề bảo quản như nông thủy sản nên doanh nghiệp đã thương lượng với nhà nhập khẩu để có thời gian giao hàng thích hợp. Từ đó giảm thiệt hại vì phải trả mức phí thuê container quá cao như hiện nay.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm