Thứ tư 27/11/2024 11:31

Vẫn chưa có kết luận nguyên nhân cá chết ở hồ Tây

Cá chết liên tục ở hồ Tây bốc mùi hôi thối trong thời gian dài, các Sở, ngành trên địa bàn thành phố đã vào cuộc nhưng vẫn chưa kết luận được nguyên nhân.

Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội gửi UBND thành phố Hà Nội cho thấy, hiện tượng cá chết trên mặt hồ Tây bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 9. Số lượng cá chết lác đác, phân tán trên hồ vào ban đêm và rạng sáng, trôi dạt vào ven hồ khu vực đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Thanh Niên.

Vẫn chưa có kết luận nguyên nhân cá chết ở hồ Tây

Qua theo dõi về công tác duy trì, vận hành mực nước hồ Tây phục vụ thoát nước, hàng năm, liên ngành thành phố Hà Nội cho biết, vào khoảng các tháng 9, 10 khi thời tiết giao mùa thường xảy ra hiện tượng cá chết lác đác trên các hồ nội thành.

Về chất lượng nước hồ Tây, theo số liệu kết quả quan trắc tại điểm quan trắc tự động ở đường Trích Sài, thông số oxy hòa tan (DO) có thay đổi liên tục. Cụ thể, có dấu hiệu giảm bắt đầu từ ngày 25/9 (DO là 3,6 mg/l); ngày 26/9 là 0,46mg/l, ngày 28/9 giảm xuống còn 0. Tuy nhiên, giá trị thông số oxy hòa tan vào ngày 29/9 đạt 4,54 mg/l, ngày 6/10 đạt 6,19 mg/l.

Báo cáo kết quả quan trắc thụ động sau khi tiến hành khảo sát xung quanh hồ Tây, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước hồ Tây tại 7 vị trí khác nhau mới đây cũng cho thấy, nồng độ oxy hòa tan của 7/7 mẫu đều nằm trên ngưỡng giới hạn tối thiểu cho phép (≥ 4 mg/l) khi có nồng độ dao động 6,95- 7,64 mg/l.

Bên cạnh đó, 7/7 mẫu đều có 4/16 thông số BOD (thước đo lượng oxy cần thiết để loại bỏ các chất thải hữu ra khỏi nước trong quá trình phân hủy bởi vi khuẩn hiếu khí), COD (nhu cầu oxy hóa học), Amoni (chất khí không màu có mùi khai) xấp xỉ hoặc vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn. Riêng vị trí cửa cống thông hồ Trúc Bạch có thêm thông số tổng Coliforms vượt quy chuẩn so sánh 2 lần (15.000/7.500).

Theo nhận xét sơ bộ của liên ngành thành phố Hà Nội, hiện tượng cá chết do nhiều nguyên nhân. Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nêu về hiện tượng thiếu không khí, hàm lượng oxy giảm. Trong khi đó, ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu về khối lượng cá trong hồ nhiều, chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc (do bùn, tảo gây ra), cá bị bệnh. Hiện tượng cá chết tại hồ Tây cần có khảo sát thêm, lấy mẫu để đánh giá cụ thể hơn. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành khảo sát lấy mẫu phân tích chất lượng nước và sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá chất lượng nước hồ Tây.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất phương án giảm mật độ cá trong hồ và đánh giá tình trạng cá chết bệnh khi xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt đối với các hồ do thành phố quản lý.

Sở Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp các sở theo dõi chất lượng nước các hồ của thành phố và báo cáo UBND thành phố khi có diễn biến bất thường.

Trước đó, giữa tháng 10/2022, UBND quận Tây Hồ cho biết Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã thực hiện thu gom khoảng hơn 800 kg cá chết trên mặt nước hồ Tây, tính từ ngày 28/9 đến 6/10 và tiếp tục tăng cường công tác thu gom bảo đảm không tồn đọng cá chết khu vực mặt nước hồ Tây, đặc biệt tại khu vực phố Nguyễn Đình Thi.

Liên quan đến sự việc cá chết hàng loạt tại Hồ Tây (Hà Nội), trước đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương khẩn trương chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp. Theo đó, yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, UBND quận Tây Hồ khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại Hồ Tây. Đồng thời, đề xuất giải pháp khắc phục; tổng hợp, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trước ngày 20/10/2022.

Đến ngày 6/11, sau 1 tháng xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, xác cá vẫn nổi đầy mặt hồ Tây, bất chấp nhân viên vệ sinh thu dọn liên tục từ sáng sớm đến tối muộn. Xác cá đang phân hủy bốc mùi nồng nặc, nước xung quanh khu vực có cá chết đặc quánh như bùn, nổi bọt khí. Xác cá nổi ven hồ gần các tuyến phố như Trích Sài, Nguyễn Đình Thi... khiến người dân đi qua vô cùng khó chịu vì cảnh tượng mất vệ sinh và mùi xác cá phân hủy rất ô nhiễm. Lượng cá chết không nhiều như những ngày trước đó nhưng tình trạng này vẫn đáng báo động do đã kéo dài 1 tháng và không có dấu hiệu kết thúc. Cá chết dạt vào bờ chưa được thu vớt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước tạo điều kiện để ruồi nhặng bâu kín.

Sáng 7/11, ông Nguyễn Thế Công - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết, Xí nghiệp Thoát nước số 1 (thuộc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội) đã tập trung vớt cá chết trên hồ Tây từ sáng sớm, hiện cơ bản đã vớt hết. Xí nghiệp vẫn bố trí nhân công ứng trực để thu gom cá và vệ sinh mặt hồ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại