Thứ hai 12/05/2025 22:59

Vắc-xin: 'Vũ khí' mới trong phòng chống sốt xuất huyết có mặt tại Việt Nam

Vắc-xin sốt xuất huyết do Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024 được kỳ vọng là giải pháp bổ sung hiệu quả, góp phần phòng chống sốt xuất huyết.

Trong hai ngày 26 - 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam đã phối hợp cùng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học vắc-xin: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết.

Hội thảo Vắ- xin: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại TP. Hồ Chí Minh quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. Ảnh: Phương Mai

Mục tiêu của chuỗi hội thảo là nhằm cung cấp thông tin khoa học về chiến lược quản lý sốt xuất huyết dengue mới, và giới thiệu vắc xin sốt xuất huyết, đã có mặt tại các trung tâm tiêm chủng nhà nước và tư nhân. Chuỗi hội thảo còn tạo cơ hội cho các cơ quan quản lý y tế và kiểm soát bệnh, các chuyên gia trong nước và quốc tế trao đổi kinh nghiệm cũng như tìm kiếm các khả năng hợp tác trong phòng chống và kiểm soát dịch sốt xuất huyết dengue.

Chuỗi sự kiện khoa học tại hai thành phố thu hút gần 1.000 chuyên gia dịch tễ, dự phòng và điều trị tham gia, cùng với đại diện của các cơ quan nhà nước như Bộ Y tế, các Sở Y tế, các Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật từ các tỉnh/thành Việt Nam…

Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue lây truyền qua muỗi vằn. Bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo WHO, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia hứng chịu hậu quả nghiêm trọng từ sốt xuất huyết. Các chuyên gia cảnh báo sốt xuất huyết dengue đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi không còn mang tính chu kỳ, có xu hướng mở rộng các vùng lưu hành dịch. Nếu trước đó, trong giai đoạn 1980-2018, Việt Nam ghi nhận đỉnh dịch 10 năm một lần, thì riêng giai đoạn 2019-2023, Việt Nam trải qua 2 đỉnh dịch vào năm 2019 (với hơn 300.000 ca) và năm 2022 (361.813 ca).

PGS.TS.BS.CKII. Nguyễn Vũ Trung - Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: "Trước đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường xảy ra vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Nhưng gần đây, tháng nào các cơ sở y tế cũng ghi nhận các ca bệnh, bao gồm cả các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, nếu trước đây các ổ dịch thường tập trung tại khu vực miền Trung và Nam thì nay, sốt xuất huyết đã dần được ghi nhận ở miền Bắc. Thực trạng này cho thấy cần phải gia tăng nguồn lực và bổ sung biện pháp dự phòng sốt xuất huyết chủ động như tiêm chủng khi có vắc xin.".

Với vai trò là đồng chủ tọa của hội thảo tại Hà Nội, Viện trưởng Viện sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE), Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, GS.TS.BS. Phan Trọng Lân cho biết: "Trong những năm gần đây, Chính phủ, Bộ Y tế cùng các cơ quan liên ngành và người dân Việt Nam đã rất nỗ lực để đạt được nhiều kết quả tích cực trong phòng, chống sốt xuất huyết dengue, đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong. Việc đưa vắc xin sốt xuất huyết dengue vào sử dụng cùng các biện pháp dự phòng truyền thống như kiểm soát véc-tơ, phòng chống muỗi đốt và nâng cao nhận thức cộng đồng là một bước tiến quan trọng đối với công cuộc phòng chống sốt xuất huyết dengue. Chiến lược phòng ngừa tích hợp này, nếu hiệu quả, sẽ giúp giảm gánh nặng của dịch bệnh sốt xuất huyết dengue đối với người dân và hệ thống y tế, từ đó đóng góp nhiều lợi ích cho các hoạt động kinh tế-xã hội khác”.

Đại diện Takeda, BS. Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu Vắc-xin, Tập đoàn Dược phẩm Takeda đã trình bày về ứng dụng giải pháp mới trong chiến lược toàn diện về phòng, chống sốt xuất huyết dengue trên thế giới. Vắc-xin sốt xuất huyết dengue của Takeda đã được Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) khuyến nghị sử dụng cho các quốc gia đang nằm trong vùng dịch tễ và có mức độ dịch lưu hành cao nhằm tối đa hóa hiệu quả dự phòng sốt xuất huyết cho cộng đồng.

Vắc-xin sốt xuất huyết dengue của Takeda hiện đã được phê duyệt tại hơn 40 quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu, Brazil, Argentina, Columbia, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Sốt xuất huyết

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa