Vắc-xin- Giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp tăng khả năng chống chịu trước Covid-19

Dù nỗ lực rất nhiều nhưng hiện cộng đồng doanh nghiệp (DN) vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Nhiều DN nhận định rằng chỉ có duy nhất vaccine (vắc- xin) ngừa Covid-19 mới cứu được các DN, cứu được nền kinh tế. DN mong muốn tiếp cận, đặt mua vắc-xin phòng chống dịch Covid-19.

DN sẵn sàng chi trả tiền tiêm vắc- xin

Chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Doanh nghiệp bản lĩnh vượt khó Covid-19” diễn ra sáng ngày 21/5, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Hà Nội (Hanoisme) - cho hay: với việc xây dựng các chiến lược kinh doanh cũng như phòng chống dịch Covid-19 đã giúp Sunhouse dù bị 2 cú sốc lớn trong năm 2020 gồm dịch Covid-19 và cháy kho hàng ở miền Nam, kết thúc năm tài chính, DN vẫn tăng trưởng khoảng 15% kể cả doanh thu lẫn lợi nhuận, sau khi bù đắp tất cả rủi ro. Năm 2021, nếu nhận định đúng, xuất khẩu của DN có thể đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, năm 2022 doanh thu xuất khẩu có thể tăng gấp rưỡi. Đây là cơ hội để xuất khẩu cân bằng cho thị trường nội địa yếu, bởi thị trường EU và Mỹ đang phục hồi tốt.

toàn cảnh tọa đàm

Tuy nhiên, điều mà ông Nguyễn Xuân Phú lo ngại đó là các đối tác của DN sẽ không thể sang Việt Nam để đàm phán, ký kết hợp đồng. “Bản thân chúng tôi có thể mở rộng rất lớn cho xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Mỹ, nhưng họ không thể sang được, khi đó, họ sẽ tìm kiếm đối tác ở nước khác. Khi cả thế giới giao thương mà chúng ta vẫn làm theo cách cũ thì chắc chắn sẽ mất cơ hội rất lớn”, ông Nguyễn Xuân Phú nói.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Phú, việc ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 là không thể tuyệt đối và phải chung sống với nó một cách khôn ngoan và làm thế nào để quản trị nó một cách tốt nhất. Câu chuyện triệt để duy nhất đó là phải tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Do đó, cần nghiên cứu vắc-xin sớm hơn, nhanh hơn và tìm mọi cách để có vaccine. Ông Nguyễn Xuân Phú cũng kiến nghị để DN tự chủ động tìm kiếm nguồn vắc-xin.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - chia sẻ, câu chuyện của năm 2021 rất khác 2020, năm trước, khi bị ảnh hưởng bởi Covid-19, May 10 bị chặt đứt nguồn cung và cầu, bởi 90% sản phẩm của DN là xuất khẩu tới thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Quý II/2020 DN phải dừng sản xuất do đối tác dừng đơn hàng, bị đọng vốn ở nguyên vật liệu và tiền lương lao động. Tuy nhiên, năm nay câu chuyện lại ngược lại là có quá nhiều đơn hàng và làm không hết.

Hiện quy định chống dịch rất chặt chẽ, nhưng vấn đề của DN đang phải đối mặt đó là chưa tháo gỡ cho DN về cách thức cụ thể để làm sao DN vẫn sản xuất được trong bối cảnh chống dịch. Hiện chúng tôi vẫn đang yêu cầu 200 lao động dạng F2, F3 ở nhà, nhưng nếu kéo dài, sẽ rất khó để chúng tôi duy trì sản xuất, bởi may mặc là làm theo thời vụ, tính theo ngày chứ không còn theo tuần.

Bản thân chúng tôi đã đưa ra các kịch bản chống dịch khác nhau, như cách ly 1 tổ sản xuất, 1 toà nhà. Nhưng các vấn đề cách ly, truy vết, dập dịch chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề. Vắc-xin sẽ đóng vai trò trọng yếu. “Tôi thấy 2 nước đang mở cửa chắc chắn là Mỹ và Anh, năm ngoái họ liên tục phải giãn cách sau đó mở lại, nhưng riêng lần này tôi tin rằng bạn hàng của chúng tôi ở hai thị trường này sẽ dài hạn và ổn định hơn, bởi tỉ lệ tiêm vắc-xin ở đây khá nhiều và đã tiệm cận miễn dịch cộng đồng”, ông Thân Đức Việt nói.

Cũng theo ông Thân Đức Việt, hiện chi phí tiêm vắc-xin chỉ bằng 1/3 chi phí xét nghiệm, do đó, việc tiêm vắc-xin vừa là giải pháp căn cơ, lâu dài và tiết kiệm. DN sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để xã hội hoá nguồn vaccine. “Chính phủ đã có Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19, chúng tôi rất mong nghị quyết này sớm được triển khai, bởi dịch bệnh thì không chờ ai”, ông Thân Đức Việt nói.

Trong lĩnh vực ngành gỗ, ngày 20/5, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) có Công văn số 44/2021/HHG-VP gửi Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đề nghị cho DN ngành gỗ được tiếp cận, đặt mua khoảng 1 triệu liều vaccine ngừa Covid-19

Sản xuất ghế tại Pisico

Doanh nghiệp ngành gỗ đề nghị được mua 1 triệu liều vaccine phòng dịch Covid-19

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch VIFOREST - cho hay, hiện nay, ngành gỗ hiện có khoảng 5.300 DN, sử dụng trên 700.000 lao động; ngoài ra còn có hàng vạn lao động ở trong các làng nghề gỗ trên phạm vi cả nước; đây là nguồn lực quan trọng trong sản xuất để cho ngành gỗ đạt mục tiêu xuất khẩu trên 15 tỷ USD năm 2021 và 20 tỷ USD vào năm 2025.

Đại dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường ở cả trong nước và nước ngoài. Qua tham khảo một số thông tin sơ bộ, nếu một DN có 1.000 lao động, khi có 1 người nhiễm Covid-19 thì toàn bộ DN có thể phải dừng sản xuất ít nhất là 21 ngày sẽ gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Ở góc độ toàn ngành, nếu dịch bệnh Covid-19 lây nhiễm lan rộng, cộng đồng DN gỗ sẽ đối mặt nguy cơ ngưng trệ sản xuất, vi phạm hợp đồng giao hàng, có DN có thể bị phá sản do đứt gãy chuỗi cung ứng và như vậy sẽ tác động tiêu cực cho cả nền kinh tế đất nước.

Để giữ sự an toàn sức khỏe cho người lao động của các DN, làng nghề trước đại dịch, đảm bảo đủ nguồn lực sản xuất nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2021 và những năm tiếp theo, VIFOREST đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 quan tâm, tạo điều kiện cho cộng đồng DN ngành gỗ được tiếp cận, đặt mua khoảng 1 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 từ nguồn kinh phí do các DN trong ngành đóng góp và từ các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.

Nên đặc biệt khuyến khích

Liên quan đến việc xã hội hóa mua vắc-xin, chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương - nêu quan điểm, ngoài khái niệm vắc-xin của Chính phủ, tôi xin đề xuất có khái niệm vắc-xin của DN. Nghĩa là, nếu DN có điều kiện, để DN tự tìm kiếm và chi trả để tiêm vắc-xin cho người lao động. “Việc này nên khuyến khích, đặc biệt trong bối cảnh này. Làm được điều này, DN đang đóng góp cùng Chính phủ trong việc triển khai chiến lược tiêm phòng vắc-xin”, ông Phan Đức Hiếu nói.

Vẫn còn những thắc mắc xung quanh việc để mở cho DN tự mua vaccine thì liệu có mất bình đẳng không? Liệu có mua phải nguồn vắc-xin kém chất lượng không? Ông Phan Đức Hiếu cho rằng, nếu DN tự chi trả tiền mua vắc-xin thì nguồn vắc-xin của Chính phủ càng có cơ hội để giải quyết được sự mất bình đẳng. Các đối tượng vùng sâu, vùng xa, người lao động,… nơi người dân không có khả năng chi trả sẽ có thể được tiêm phòng.

Về rủi ro vắc-xin kém chất lượng không? Ông Hiếu cho rằng, nếu Chính phủ công bố danh mục vắc-xin đủ chất lượng để DN chủ động tìm kiếm nguồn đầu vào thì sẽ không có rủi ro. Như vậy, về phía Chính phủ sẽ chỉ quản lý về danh mục vắc-xin và quy trình tiêm vắc-xin. Theo tôi, đây là "liều thuốc" nên được ưu tiên số 1 hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ xem xét, phê duyệt việc thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để huy động các nguồn tài trợ và đóng góp bên cạnh ngân sách Nhà nước.

Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến mua 150 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người, với tổng nhu cầu kinh phí khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng.

Trong đó: kinh phí mua vắc-xin khoảng 21 nghìn tỷ đồng; kinh phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng. Về nguồn kinh phí để mua vắc-xin, ngân sách trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16 nghìn tỷ đồng, đảm bảo cho các đối tượng do trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương khó khăn; ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9,2 nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho rằng, trong bối cảnh cân đối ngân sách Nhà nước khó khăn, để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác mua vắc-xin phòng Covid-19, việc thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19 là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ tiếp cận mua, nhập khẩu vaccine để triển khai tiêm chủng trên diện rộng cho nhân dân.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình 'Tháng Tri ân khách hàng năm 2024'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

ACCA và PwC Việt Nam

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững

PV GAS tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ

PV GAS tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

ROX Group được vinh danh

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

Xem thêm