Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 4

Sáng 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ tư và sẽ kéo dài phiên họp đến ngày 16/12.

CôngThương -  Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau của các dự án Luật: Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Phòng, chống rửa tiền; Bảo hiểm tiền gửi; Bộ luật lao động (sửa đổi); Giá; Tài nguyên nước (sửa đổi).

Hai pháp lệnh được cho ý kiến tại phiên họp này là: Pháp lệnh pháp điển hệ thống pháp luật và Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.

Liên quan đến hoạt động giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện hai giám sát chuyên đề: Việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hôị đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định phương án phân bổ 2.097 tỷ đồng vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách và 820 tỷ đồng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương; xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao  về việc cử Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương. Chương trình công tác năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế năm 2012 của các cơ quan của Quốc hội cũng sẽ được thông qua trong phiên họp này.

Nội dung mở đầu phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đánh giá kết quả kỳ họp thứ hai và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với công tác chuẩn bị chu đáo, đổi mới, tinh thần làm việc tích cực, khẩn trương, dân chủ, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra trong kỳ họp thứ hai. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã có những cải tiến trong việc chuẩn bị kỳ họp, điều hành các phiên họp, bảo đảm phát huy trí tuệ tập thể, tinh thần trách nhiệm của cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và từng đại biểu. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục được cải tiến, đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, thu hút sự quan tâm của cử tri, dư luận xã hội và nhân dân cả nước. Các phiên chất vấn thực sự dân chủ, thẳng thắn nhưng không căng thẳng, thể hiện tinh thần xây dựng, vì lợi ích chung; tính tranh luận, đối thoại cao hơn...

Tuy nhiên, tiến độ chuẩn bị các dự án luật chưa được bảo đảm, chất lượng chuẩn bị một số dự án chưa được nâng cao. Việc chậm gửi tài liệu gây khó khăn cho công tác thẩm tra và việc nghiên cứu, tiếp cận, nắm bắt nội dung của đại biểu. Thảo luận tại tổ và hội trường có cải tiến nhưng chưa đạt được như mong muốn, yêu cầu đặt ra; chưa có sự kết nối giữa phiên thảo luận tổ và hội trường nên chưa khắc phục được tình trạng phát biểu trùng lắp. Việc bố trí thời gian thảo luận tại tổ và hội trường chưa thực sự sát với từng nội dung cụ thể. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, một số câu hỏi và trả lời còn mang tính chất giải thích, chưa đi thẳng vấn đề, chưa đề xuất được giải pháp thực hiện.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cần nêu bật hơn nữa ý nghĩa quan trọng của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, với tinh thần đổi mới, dân chủ, trách nhiệm, đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, tạo ra những tiền đề để phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những cải tiến, đổi mới trong nội dung, cách thức hoạt động của Quốc hội trong kỳ họp thứ hai nhưng cũng cho rằng những đổi mới này cần triệt để hơn nữa để đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể như, không nên bố trí thời gian thảo luận các dự án luật theo kiểu bình quân, mỗi dự án 1/2 ngày mà nên căn cứ vào nội dung từng dự án, nếu cần thiết, nên truyền hình trực tiếp phiên thảo luận một số dự án luật quan trọng, phức tạp để cử tri và nhân dân quan tâm theo dõi. Gợi ý thảo luận tại tổ và hội trường phải được thiết kế khác nhau nếu không sẽ không thể khắc phục được sự trùng lắp trong phát biểu của các đại biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, để thực hiện được việc đưa ra khỏi chương trình những dự án không đảm bảo thời hạn và chất lượng chuẩn bị, đòi hỏi sự kiên quyết của Hội đồng dân tộc, các UB của Quốc hội.

Theo Tờ trình của Văn phòng Quốc hội, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII dự kiến khai mạc ngày 21/5/2012, làm việc trong khoảng 24 ngày. Trong đó, dành 15 ngày cho công tác xây dựng pháp luật để xem xét, thông qua 14 dự án luật và 1 nghị quyết; cho ý kiến 7 dự án luật.

Liên quan đến các vấn đề kinh tế-xã hội, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012; xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011...

Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để đảm bảo chất lượng nội dung và tính ổn định của chương trình kỳ họp và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, Văn phòng Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan khẩn trương tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến; kiên quyết không đưa vào chương trình các nội dung chậm gửi tài liệu hoặc tài liệu chưa được chuẩn bị đầy đủ.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh yêu cầu đặt chất lượng lên trên số lượng đối với tất cả những nội dung trình Quốc hội. Để đạt được yêu cầu này, quan trọng nhất là công tác chuẩn bị, cần đảm bảo các yếu tố: Đúng thời gian quy định của pháp luật; quy trình làm việc của các cơ quan chuẩn bị, cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội... Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ theo chương trình, bố trí việc cho ý kiến, chuẩn bị báo cáo, gửi báo cáo đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng; không để tình trạng gửi, trình văn bản sát ngày, giờ; dứt khoát không trình những dự án, tờ trình không đảm bảo thời gian, chuẩn bị vội vàng, gấp gáp.

Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội tích cực, chuyên nghiệp, khẩn trương hơn nữa trong công tác chuyên môn, kết nối với các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, chuyên gia trong quá trình thẩm tra, cho ý kiến, thu hút những đề xuất, phân tích sâu sắc, chất lượng, tham mưu cho Quốc hội. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng hoạt động công tác tư tưởng, thông tin tuyên tuyền, tổ chức phối hợp hoạt động tốt với các cơ quan báo chí.

Cũng trong ngày họp đầu tiên của phiên họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về một số vấn đề để tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề để tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh quan điểm mặc dù thu nhập từ thuế thuốc lá hàng chục ngàn tỷ cũng khó có thể bù đắp những thiệt hại về sức khỏe và tính mạng của người dân. Ban hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá là giải pháp vừa tăng ngân sách (do tăng thuế thuốc lá) vừa bảo vệ được sức khỏe của nhân dân và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất và trồng thuốc lá.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với những vấn đề về tính khả thi của dự án Luật; về in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá; xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá. Riêng vấn đề Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá còn ý kiến khác nhau.

Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đồng tình với ý kiến không thành lập Quỹ vì lo ngại việc hình thành nhiều quỹ, chia cắt ngân sách, khó bảo đảm tính công khai, minh bạch về tài chính. Tuy nhiên, cần đầu tư ngân sách cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và tiếp tục xây dựng lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, tăng chi thường xuyên hay qua chương trình mục tiêu quốc gia cho phòng, chống tác hại của thuốc lá. Việc tăng nguồn lực từ ngân sách cho công tác này là cần thiết đồng thời chi tiêu qua ngân sách sẽ đảm bảo kiểm soát việc sử dụng nguồn lực tốt hơn.

Theo Vietnam+

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin mới nhất

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Về thông tin nhân sự ngày 26/12, ông Hoàng Gia Long được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định kiện toàn.
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ các nước Cuba, Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

11 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại giữa Nga-Việt Nam đạt 4,15 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sang Việt Nam 2,03 tỷ USD, nhập khẩu từ Việt Nam 2,12 tỷ USD.
Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S Bezdetko cho biết, Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong phát triển công nghệ hạt nhân, cụ thể là năng lượng hạt nhân.
Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Về thông tin nhân sự 25/12, Thượng tá Nguyễn Trung Hưng, Phó Trưởng phòng Hậu cần giữ chức vụ Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình.
Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Về thông tin nhân sự ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội.
Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn theo dõi, chỉ đạo xử lý một số kiến nghị của Cà Mau trong đó có việc mở rộng Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau.
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 23/12, đồng chí Phan Trọng Tấn được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ nhiệm kỳ 2020-2025.
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động