Thứ hai 23/12/2024 19:47

Uống trà buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe?

Mỗi loại trà tùy theo cách chế biến và tác dụng được khuyến cáo uống vào buổi sáng hay chiều tối sẽ tốt cho sức khỏe.

Thời điểm nào uống trà (hay còn gọi là chè) tốt cho sức khỏe

Buổi sáng

Trong chè có tanin, cafein, tinh dầu, các vitamin, protid, chất khoáng và sắc tố. Chè chứa cafein nên có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động tim mạch, chức năng thận và ống tiêu hóa.

Chè khô có chứa 2,5-4% cafein. So với chè, lượng cafein chứa trong cà phêthấp hơn, nhưng cà phê tác dụng mạnh hơn chè vì chúng ta thường dùng tới 10-15g cà phê để pha một cốc, còn chè thì dùng ít hơn nhiều.

Trà xanh cũng chứa L-theanine - một loại axit amin có tác dụng thư giãn. Vì vậy, nhiều người chọn uống một tách trà xanh nhẹ nhàng vào buổi sáng để tăng cường sự tỉnh táo và chú ý

Xung quanh thời điểm tập thể dục

Một nghiên cứu trên 12 người đàn ông cho thấy, tiêu thụ chiết xuất trà xanh trước khi tập thể dục giúp đốt cháy chất béo lên đến 17% so với giả dược.

Một nghiên cứu khác trên 13 phụ nữ cho thấy, uống 3 phần trà xanh mỗi ngày trước khi tập thể dục và một phần khác 2 giờ trước khi tập thể dục giúp tăng cường đốt cháy chất béo.

Hơn nữa, trà có thể tăng tốc độ phục hồi sau khi tập luyện cường độ cao. Việc bổ sung 500mg chiết xuất trà xanh có thể làm giảm các dấu hiệu tổn thương cơ do tập thể dục.

Như vậy, uống trà trước khi tập thể dục có thể tăng cường đốt cháy chất béo và giảm tổn thương cơ.

Thời điểm không nên uống trà

Sau 6 giờ trước khi đi ngủ

Các tác dụng phụ thường gặp của việc tiêu thụ caffeine bao gồm lo lắng, huyết áp cao, bồn chồn và căng thẳng. Caffeine cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Do đó, nếu cơ địa nhạy cảm với caffeine nên cân nhắc tránh uống trà cách xa giờ đi ngủ ít nhất 6 giờ để ngăn ngừa các vấn đề về giấc ngủ.

Người bị bệnh tim, tăng huyết áp

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và thận luôn bị kích thích ở trạng thái hưng phấn nên khi dùng nhiều nước chè, đặc biệt là người có bệnh tăng huyết áp dùng chè xanh hay chè khô pha đặc vào buổi chiều tối gây khó ngủ sẽ làm tăng huyết áp và trong chè có chất caffeine kích thích thần kinh.

Uống trà xanh ngay sau bữa ăn

Một trong những sai lầm thường gặp ở nhiều người là uống trà ngay sau bữa ăn. Điều này là sai lầm nguy hại, vì protein trong thực phẩm của bạn vẫn chưa được cơ thể tiêu hóa, nên uống trà xanh ngay sau bữa ăn có thể gây hại cho quá trình này.

Ngoài ra, chất tanin trong trà ức chế hấp thu sắt. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), chất tanin trong trà ức chế hấp thu sắt. Vì thế, uống nước trà ngay sau khi ăn sẽ làm giảm sự hấp thụ chất sắt từ thức ăn, không uống sắt cùng với chè.

Uống trà xanh khi đói

Vì trà xanh bổ sung và giải độc cho cơ thể nên một số người nghĩ rằng uống trà xanh đầu tiên vào buổi sáng là một cách an toàn. Điều này hoàn toàn đúng. Sau nhiều giờ nhịn ăn, cơ thể nên bổ sung thứ gì đó nhẹ nhàng để đánh thức quá trình trao đổi chất. Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh và polyphenol mạnh có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm rối loạn tiêu hóa. Vì thế, không nên uống trà xanh khi đói.

Thêm mật ong vào trà xanh khi còn nóng

Nhiều người thích thêm mật ong vào trà xanh, vì đó là một chất thay thế lành mạnh cho đường và có vị ngon. Tuy nhiên, nếu thêm mật ong vào một tách trà xanh đang sôi rất có thể giá trị dinh dưỡng của mật ong sẽ bị phá hủy. Do đó, hãy để nhiệt độ lắng xuống một chút, sau đó thêm quế, mật ong hoặc bất cứ gia vị nào muốn thêm.

Mỗi loại trà tùy theo cách chế biến và tác dụng khác nhau được khuyến cáo uống vào thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, dù trà nào thì chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý nên hãm ở mức độ vừa, không nên hãm quá đặc. Nên dùng trà hoa cúc, hoa hòe sẽ có tác dụng hạ huyết áp. Buổi sáng có thể uống trà nhưng không quên ăn điểm tâm. Tuyệt đối không dùng loại đã mốc vì nấm mốc là nguyên nhân gây ung thư.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt