Thứ hai 23/12/2024 22:31

Uống Cam vào lúc nào để tốt cho sức khỏe?

Cam là loại trái cây có nhiều dưỡng chất, tuy nhiên có những thời điểm nếu ăn, uống vào sẽ gây hại cho sức khoẻ.

Nên uống vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe?

Theo BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), trong bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam thì hàm lượng chất khoáng và vi khoáng có trong 100g cam (thực phẩm ăn được) bao gồm: Canxi 34mg, phốt pho 23mg, sắt 0.4mg, kẽm 0.22mg, vitamin C 40mg, folat 30µg, vitamin A 8µg, vitamin E 0.18µg, β-carotene 29µg.

Cam nên uống vào lúc nào để tốt cho sức khỏe

Chính vì là loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất nên nhiều người lựa chọn uống nước cam để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, nên uống nước cam đúng cách, đúng thời điểm để đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Thời điểm tốt nhất để uống nước cam được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và cần uống ngay sau khi vắt, vì nếu để lâu sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C.

Có thông tin cho rằng, nước cam tốt nên có thể uống lúc nào cũng được, thì đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cũng như tính axit cao, nếu uống vào lúc đói axit trong nước cam sẽ kết hợp với lượng aixt trong dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày. Nếu duy trì uống nước cam thường xuyên khi bụng đói dễ gây viêm loét dạ dày.

Ngược lại, nếu uống ngay sau khi ăn no có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng, do trong cam có nhiều đường sẽ ức chế quá trình tiêu hóa của thức ăn ăn trước đó.

Nếu uống vào ban đêm cơ thể sẽ bước vào trạng thái nghỉ ngơi và không còn hoạt động quá nhiều dễ dẫn đến hiện tượng như đầy bụng, khó chịu. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu uống nước cam, lượng axit còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng lớp men răng.

Cũng cần đặc biệt lưu ý, trẻ dưới sáu tháng không nên uống nước cam. Trên sáu tháng cho đến dưới một tuổi có thể dùng nhưng hạn chế, nếu dùng phải pha loãng.

Không được cho trẻ uống nước cam khi bụng đói, gần bữa ăn (ngay trước hoặc sau khi ăn) hoặc vào cuối ngày, nhất là trước khi đi ngủ.

Không pha cam với sữa hoặc uống nước cam gần với cữ sữa, nên uống hai thứ cách nhau tối thiểu 45 phút.

Ai không nên uống nước cam?

Các chuyên gia khuyến cáo, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy nên hạn chế uống nước cam vì trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, người bị bệnh thận cũng cân nhắc khi dùng nước cam bởi trong cam rất giàu vitamin C, do đó, việc ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.

Ngoài ra, người đang dùng thuốc cũng được khuyến cáo không uống nước cam vì khi uống nước cam cùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc khiến tác dụng của thuốc bị giảm làm bệnh lâu khỏi hơn.

Trong quả cam có một lượng đường và axit rất cao, lượng đường có trong nước cam cũng có thể gây ra đái tháo đường, dù hàm lượng đường trong cam khá thấp. Đặc biệt khi cam chua và nhiều người kết hợp thêm đường sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, đau khớp.

Nước cam chỉ nên uống 1 cốc/ngày, tương ứng khoảng 200ml. Bởi theo nghiên cứu, một cốc nước cam 200ml chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C cơ thể người lớn cần trong 1 ngày. Vì vậy, không nên uống quá nhiều nước cam vì sẽ gây dư thừa lượng vitamin C, không cần thiết cho cơ thể.

Riêng đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết là 80mg nên có thể uống gia tăng lượng nước cam trong ngày nhưng nên chia ra, không nên uống quá nhiều liền một lúc. Còn với trẻ em, chỉ uống 1/2 quả cam/ngày là đủ.

Những thực phẩm không nên kết hợp cùng nước cam

Không dùng nước cam và sữa, vì đây là hai chất lỏng kị nhau, nếu kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Không uống nước cam khi ăn củ cải, vì các chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa như axit hydroxyl và acid ferulic có thể gây ra bênh bướu cổ.

Không nên uống thuốc với nước cam. Bởi nước cam chứa nhiều axit có thể làm biến đổi cấu trúc hóa học, dẫn đến làm mất tác dụng của thuốc.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt