Ukraine có hi vọng với tên lửa Đức; Nga phục hồi chiến lợi phẩm là thiết bị do Mỹ sản xuất
“Tôi sẽ không làm đơn giản như vậy. Bước đầu tiên sẽ là xóa bỏ giới hạn phạm vi sử dụng vũ khí và bước thứ hai là chuyển giao tên lửa Taurus đến Ukraine”, ông Merz nói trên kênh truyền hình ARD.
Trước đó, Thủ tướng Đức đương nhiệm Olaf Scholz đã dứt khoát từ chối cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.
Tên lửa tầm xa Taurus KEPD 350. Ảnh: AP |
“Đức đã đưa ra quyết định rõ ràng về những gì chúng tôi sẽ làm và những gì chúng tôi sẽ không làm. Quyết định này sẽ không thay đổi”, ông Scholz nói về lập trường của nước này trong việc từ chối cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.
Tổng thống Zelensky cho rằng, việc Đức từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine có liên quan động thái đe dọa hạt nhân từ Tổng thống Putin.
“Theo tôi hiểu, Thủ tướng Scholz nói rằng Đức không phải là quốc gia hạt nhân và rằng tên lửa tầm xa Taurus là hệ thống vũ khí mạnh nhất ở Đức” ông Zelensky nói.
Nga phục hồi chiến lợi phẩm là thiết bị do Mỹ sản xuất
Theo Sputnik, những thiết bị này do các đơn vị thuộc Quân khu Trung tâm của lực lượng vũ trang Nga thu giữ và khôi phục.
Xe bọc thép MRAP International MaxxPro sản xuất tại Mỹ. Ảnh: Sputnik |
Quân đội Nga sửa chữa - phục hồi các trang bị thiết giáp BREM M88A2 Hercules do Mỹ sản xuất. Ảnh: Sputnik |
M88A2 Hercules do hãng BAE Systems chế tạo từ đầu thập niên 1990 nhưng hiện nay nó vẫn có giá tới 2 triệu USD/chiếc. Ảnh: Sputnik |
M88A2 Hercules là biến thể mới nhất của dòng xe cứu kéo M88 Hercules vốn được Mỹ phát triển và đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1960. Ảnh: Sputnik |
Xe bọc thép MRAP International MaxxPro sản xuất tại Mỹ. Ảnh: Sputnik |