Thứ ba 19/11/2024 20:29

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa - “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp xuất khẩu

Thay vì xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), doanh nghiệp (DN) có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu (XK) sang Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Đây là nội dung chính tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành.
Từ 5/10/2015, DN có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu sang một số nước

Lợi ích lớn

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- cho biết: Nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

Việc tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp DN XK giảm thiểu thời gian xin cấp C/O truyền thống, chủ động trong việc phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ, tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và XK hàng hóa. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng giúp DN nắm bắt sâu cam kết về quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), qua đó tận dụng tối đa lợi ích cắt giảm thuế quan. Ngoài ra, đây còn là bước đệm giúp DN làm quen với xu hướng mới trong FTA, có kinh nghiệm thực tế, tận dụng tối đa cơ hội từ hội nhập.

Kỳ vọng khá nhiều vào cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bà Vũ Thị Thanh Bình - Phó Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Công ty TNHH May Tinh Lợi - cho rằng, cơ chế này sẽ tạo thuận lợi cho DN nhờ đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian đi lại lo thủ tục, giấy tờ...

Là DN đầu tiên tham gia tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ông Trần Đức Thọ - Phòng Xuất nhập khẩu, Công ty Xuất nhập khẩu Hà Phong - chia sẻ: DN phải chịu trách nhiệm từ đầu cho đến khi lô hàng hóa được thông quan. Do đó, công ty đã và đang chuẩn bị kỹ những chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu. Trong trường hợp cần thiết, sẽ yêu cầu nhà cung cấp nguyên liệu cung cấp C/O để đáp ứng Thông tư 28.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

Do đây là cơ chế hoàn toàn mới, việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa vào điều kiện thực tế tại Việt Nam còn nhiều khó khăn. Vì vậy, nhằm giúp DN hiểu rõ và áp dụng tốt nhất cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, sau khi Thông tư số 28/2015/TT-BCT có hiệu lực, Cục Xuất nhập khẩu và Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức nhiều khóa đào tạo về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Thanh Hải khuyến nghị: Đối với DN tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cần đặc biệt lưu ý đến trách nhiệm của thương nhân tham gia thí điểm liên quan đến các nghĩa vụ như: Báo cáo cho Bộ Công Thương; lưu trữ chứng từ hồ sơ liên quan đến việc phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ phục vụ cho công tác xác minh xuất xứ khi có yêu cầu… Thương nhân phải tuân thủ đúng trách nhiệm được quy định tại Điều 11 của Thông tư để tránh bị thu hồi Văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Bà Vũ Thị Thanh Bình kiến nghị: Thông tư quy định DN tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa vừa là nhà sản xuất đồng thời là nhà XK. Tuy nhiên, nếu có thể, nới lỏng điều kiện cho DN gia công tham gia.

Tiêu chí để lựa chọn DN tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm: Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; kim ngạch XK đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD…
Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD