Thứ bảy 28/12/2024 21:42

Từ các vụ cháy quán Karaoke: Nhìn lại các quy định cứu hộ, cứu nạn

Liệu các quy định cứu hộ, cứu nạn và công tác ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ" đã thực sự phát huy hiệu quả khi xảy ra các vụ cháy quán Karaoke.

Nhìn lại các vụ cháy quán Karaoke vừa qua cho thấy, công tác cứu hộ cứu nạn theo phương châm "4 tại chỗ" hiện vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Ông Nguyễn Phi Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam tiếp tục có chia sẻ về vấn đề này.

Công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay đang thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ: 1) Chỉ huy tại chỗ; (2) Lực lượng tại chỗ giải quyết; (3) phương tiện tại chỗ (4) vật tư và hậu cần tại chỗ". Vậy thực tế thông qua các vụ cháy vừa qua đánh giá của ông về hiệu quả của phương châm 4 tại chỗ này? Chúng ta thực sự đã thiết lập được hệ thống 4 tại chỗ chưa? Giải pháp cho vấn đề này?

An toàn phòng cháy chữa cháy phải lấy phòng ngừa là chính, phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến thấp nhất các tác nhân gây cháy…Vai trò của người đứng đầu là quan trọng nhất.

Ông Nguyễn Phi Long đánh giá việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ tại các cơ sở này, theo quan điểm của tôi, là chưa đạt yêu cầu.

Để thực hiện được nguyên tắc 4 tại chỗ, đòi hỏi mỗi cơ quan, tổ chức, khu dân cư phải xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tại chỗ; Xây dựng phương án và tổ chức thực hành phương án chữa cháy, phương án thoát nạn trong điều kiện giả định có cháy xảy ra.

Từng cơ sở sẽ phải tự thành lập lực lượng, tự trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn và biết cách sử dụng các phương tiện đã được trang bị để tự cứu mình trong thời gian đám cháy mới bắt đầu. Chức năng và nhiệm vụ của Lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, theo Luật Phòng cháy chữa cháy và các Nghị định có liên quan, chỉ là Hướng dẫn, Tập huấn, Kiểm tra và tăng cường lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi có cháy xảy ra.

Điều 4 Luật Phòng cháy chữa cháy quy định về “Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy”: “4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ”.

Theo đó, 4 tại chỗ trong hoạt động phòng cháy chữa cháy gồm: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện tại chỗ; Vật tư và Hậu cần tại chỗ.

Các vụ cháy quán karaoke vừa qua cho thấy 4 tại chỗ chưa phát huy hiệu quả

Với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaokenói riêng, thực hiện đầy đủ các quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại Thông tư 147/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an là đã thiết lập được hệ thống 4 tại chỗ rồi.

Thứ nhất: việc thành lập đội chữa cháy cơ sở, tổ chức đào tạo, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ PCCC & CNCH cho đội, đồng thời tổ chức luyện tập định kỳ phương án chữa cháy tại cơ sở để có khả năng và năng lực sẵn sàng triển khai công tác chữa cháy và CNCH là đã thực hiện được yếu tố (1) chỉ huy tại chỗ và (2) lực lượng tại chỗ.

Thứ hai: Thực hiện trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Thông tư 147/2020/TT-BCA, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ là đã thực hiện được yếu tố (3) phương tiện tại chỗ.

Thứ ba, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, bao gồm trách nhiệm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, vật tư PCCC; kinh phí cho công tác PCCC; chế độ cho đội viên đội PCCC là đã thực hiện được yếu tố (4) Vật tư và Hậu cần tại chỗ.

Điều Quan trọng nhất là việc tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở.

Với các vụ cháy cơ sở kinh doanh karaoke vừa qua, có thể thấy việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ tại các cơ sở này, theo quan điểm của tôi, là chưa đạt yêu cầu. Có thể việc thiết lập hệ thống 4 tại chỗ ban đầu thực hiện đúng quy định, nhưng việc duy trì hệ thống trong trạng thái sẵn sàng thì chưa được chủ cơ sở quan tâm đúng mức nên khi hỏa hoạn xảy ra thì công tác triển khai chữa cháy ban đầu và tổ chức cứu hộ, cứu nạn bị lúng túng và không hiệu quả (hoặc hiệu quả rất thấp).

Ý kiến khác: Một câu hỏi đặt ra là thực tế tại nhiều vụ cháy quán karaoke, lực lượng 4 tại chỗ đã không thể hiện sự đáng tin cậy và đảm bảo, liệu lực lượng chuyên nghiệp có bố trí lực lượng ứng trực tại chỗ không? Nếu không thì tại sao? Giải pháp thay thế là gì?

Thưa ông, sau các đám cháy thường để lại hệ lụy về môi trường do quá trình cháy các vật liệu cháy đã sinh ra các khí, chất độc như: CO,DO, dioxin/furua… vấn đề xử lý môi trường xung quanh đám cháy dường như không được quan tâm và bị cơ quan quản lý “bỏ quên”, ông nhìn nhận về vấn đề này thế nào? Giải pháp đưa ra là gì?

Thực tế cho thấy không ít các vụ cháy gây tác động mạnh đến môi trường. Đơn cử như vụ cháy Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông, các phát tán hoá chất khi cháy gây tác động khá nghiêm trọng đến môi trường. Với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, các vật liệu mới khi cháy càng ngày càng trở nên khó kiểm soát các tác động môi trường.

Về phương diện quản lý nhà nước: Chính phủ đã ban hành nhiều quy định về bảo vệ môi trường (như Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, và Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc) và có các cơ quan chức năng thực thi vấn đề này, như Sở Tài nguyên và Môi trường, cảnh sát môi trường, Bộ tư lệnh hóa học của Quân đội, quan trắc....

Tuy nhiên, mục tiêu chính vẫn là vấn đề xả thải công nghiệp, chống ô nhiễm do xả thải... Còn liên quan đến các tác động do hoả hoạn, thì vẫn còn có những hạn chế nhất định bởi vì không ai có thể lường trước cháy nổ xảy ra ở đâu, thời gian nào, và còn liên quan đến nhiều vấn đề như điều tra hiện trường, khám nghiệm, phân công chức năng....

Các vụ cháy gây ra các tác động môi trường là rất lớn

Với nhìn nhận khách quan, các phát tán của vật chất trong vụ cháy tuy là đột biến, nhưng lại có cường độ rất lớn, và không qua xử lý tác động môi trường nên ảnh hưởng rất lớn. Theo tôi, đây là vấn đề phát sinh ở giai đoạn gần đây, khi kinh tế - xã hội của Việt Nam phát triển với tốc độ cao, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, và kéo theo là nguy cơ cháy nổ cũng như các vụ cháy lớn xảy ra nhiều hơn. Chắc chắn sớm hay muộn, thì vấn đề này phải được các cơ quan quản lý quan tâm, đánh giá và có các quy định phù hợp.

Liên quan đến giải pháp, để đưa ra một giải pháp kỹ thuật cụ thể, cần phải có cơ sở thực tế và có các đơn vị cung cấp. Tuy vậy, với tình hình thực tế hiện nay, có thể nói chưa có nền tảng để chỉ ra được thị trường cho các đơn vị cung cấp giải pháp. Chính vì vậy, đa phần các vụ việc khi xảy ra thì đều phải nhờ cậy đến các công ty vệ sinh môi trường hoặc quân đội xử lý. Thời gian sẽ bị kéo dài và có nhiều bàn cãi. Đây là vấn đề lớn nên sẽ cần có ý kiến của nhiều bên để có giải pháp tổng thể.

Còn về kỹ thuật, trên thế giới đã có rất nhiều công nghệ xử lý môi trường đang được áp dụng, nên sẽ có nhiều thuận lợi khi chúng ta muốn tiếp cận.

Một chuyên gia trong ngành cho biết: Trong trường hợp lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp sử dụng hóa chất chữa cháy, giải pháp chữa cháy gây ra ô nhiễm môi trường. Theo luật định thì người xả thải gây ô nhiễm sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý hậu quả, tuy nhiên thực tế chưa thấy có sự quan tâm thực thi. Câu hỏi đặt ra vậy giải pháp là gì cho vấn đề này?

Hiện Việt Nam đã tham gia công ước Stockholm về các chất thải khó phân hủy gây ảnh hưởng môi trường (POP, POA, POE, PCB...) trong đó liên quan đến một số loại chất chữa cháy đang dùng số lượng lớn hiện nay. Ngoài vấn đề xả thải do thay thế, việc sử dụng các chất chữa cháy để dập lửa gây hại đến nguồn nước và đất khá nghiêm trọng. Vậy hiện nay đã có giải pháp cho vấn đề này chưa?

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: cháy quán karaoke

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Dự kiến giảm 11 tổ chức đảng, 6 sở ngành

Truyền thông mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về

Nhiều đơn vị dệt may đủ việc làm cho người lao động hết quý I/2025

Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 28/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa

Báo Lao Động tổ chức tọa đàm Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

Hà Nội: Cháy quán ăn ở Hà Đông, 6 người kịp chạy thoát nạn

Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55