Thứ ba 24/12/2024 21:16

Từ bãi rác ô nhiễm ở Củ Chi và câu chuyện xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Vấn đề ô nhiễm nhìn thấy bằng mắt thường ở huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đang đòi hỏi một giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

Báo cáo về môi trường Quốc gia giai đoạn 2016-2020 cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm. Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị là hơn 35.600 tấn/ngày, chiếm khoảng 55% tổng khối lượng loại này phát sinh trên cả nước.

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi ngày trên toàn quốc sẽ phát sinh 120.000 tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 10.000 tấn, Tp. Hà Nội khoảng 7.000 tấn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất thải rắn sinh hoạt bao gồm nhiều loại như thức ăn thừa, giấy báo, bao bì, chai lọ, vỏ hộp, vải, đồ chơi, vật dụng gia đình, rác thải điện tử, vv…nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ gây ra các tác hại đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí mà còn là nguyên nhân gây thất thoát nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiệt hại về kinh tế - xã hội.

Đối với môi trường đất, do rác thải khó phân hủy và chứa nhiều chất độc như nilon, kim loại nặng…khi bị lẫn vào trong đất sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có lợi cho đất, từ đó làm giảm tính đa dạng sinh học của đất, cản trở đến quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng, đất trở nên chua và kém phì nhiêu, đồng thời cũng làm phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng, năng suất giảm sút, thậm chí bị hoang hoá không thể canh tác.

Đối với môi trường nước, chất rỉ thải từ rác chảy ra sông suối, kênh rạch, ngấm sâu vào đất làm giảm đa dạng sinh học, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các loại sinh vật sống trong nước, thậm chí xoá sổ.

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ từ rác thải sinh hoạt phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo sự ô nhiễm không khí, dễ thấy nhất là mùi hôi gây khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.

Nhà máy xử lý rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc huyện Củ Chi (Ảnh dantri.com.vn)

Cũng liên quan đến ô nhiễm không khí, theo bà Hoàng Thị Diệu Linh, cán bộ phụ trách về Chất thải và Kinh tế tuần hoàn thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), việc đốt lẫn các loại chất thải theo cách thủ công, mà không có các biện pháp kiểm soát khí thải là hoạt động đốt hở gây ô nhiễm không khí do tạo ra khí thải có chứa các hạt bụi mịn, khí methane, dioxin, các hợp chất hữu cơ và kim loại nặng. Các chất này có thể tích tụ trong môi trường, trong chuỗi thức ăn, gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho hệ động, thực vật và tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc lâu dài như suy tuần hoàn, các bệnh về hô hấp, ung thư phổi, các vấn đề sinh sản, thần kinh...

Để xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phương pháp phổ biến được nhiều địa phương áp dụng là chôn lấp cùng với xây dựng nhà máy đốt rác. Tuy nhiên do công nghệ lạc hậu, quy mô không đủ lớn nên tình trạng rác thải dư thừa chưa qua xử lý vẫn còn khá lớn vừa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ, sinh hoạt của người dân. Thậm chí đã có nơi xảy ra tình trạng mâu thuẫn xã hội khi người dân quanh khu vực bãi/nhà máy rác phản đối.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân sống gần Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh rất bức xúc khi các nhà máy trong khu liên hợp này gây ô nhiễm môi trường, không chỉ ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của họ.

Nước thải ô nhiễm chảy ra kênh rạch từ bãi rác của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Ảnh dantri.com.vn)

Theo quy định tại thông tư 36/2015/TT-BTNMT) thì chất thải rắn sinh hoạt đô thị gồm rác thải từ hộ gia đình, cơ sở sản xuất, cơ sở y tế… có nhiều loại là chất thải nguy hại cần thu gom, xử lý bài bản, khoa học.

Liên quan đến chất thải nguy hại, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, cho hay, việc xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó quy định rõ: Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại; Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định; Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng; Có giấy phép môi trường; Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp; Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động; Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.

Liên quan đến thực trạng ô nhiễm môi trường ở bãi rác Củ Chi và nhiều nơi khác, ông Đặng Văn Cường cho rằng, cơ quan chức năng cần kiểm tra điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp xử lý rác thải xem có đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định hay không. Trong trường hợp nhà máy xử lý rác thải không vận hành đúng quy định, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường thì cần phải có những biện pháp xử lý, trong đó có thể là biện pháp tạm dừng hoạt động, khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Được biết, ngày 18/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thành lập đoàn kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tây Bắc huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: ô nhiễm môi trường

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/12/2024: Có mưa dông lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 20/12/2024: Cả nước nhiều khu vực nắng ấm

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/12/2024: Quần đảo Trường Sa có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 19/12/2024: Bắc Bộ ngày nắng, trời rét về đêm và sáng sớm

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc ghi nhận mức nhiệt thấp nhất từ đầu mùa đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/12/2024: Cảnh báo có gió giật mạnh trên Vịnh Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 18/12/2024: Bắc Bộ trời nắng, Trung Bộ có mưa rào rải rác