Thứ bảy 28/12/2024 16:40

Từ 1/9, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại Nam Định, Sóc Trăng và Tuyên Quang

Ngày 23/7, UBTVQH xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng và Tuyên Quang.

Phương án sắp xếp đơn vị hành chính tại 3 tỉnh như thế nào?

Ngày 23/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng và Tuyên Quang.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại phiên họp

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Nam Định không có ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp và có 44 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp. Tỉnh Nam Định đề nghị thực hiện sắp xếp đối với 2 ĐVHC cấp huyện (thuộc diện khuyến khích và liền kề) và 79 ĐVHC cấp xã (44 đơn vị thuộc diện sắp xếp, 2 đơn vị thuộc diện khuyến khích và 31 đơn vị liền kề).

Cụ thể, tỉnh xây dựng phương án đối với cấp huyện nhập huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định để hình thành thành phố Nam Định mới. Đối với cấp xã, tỉnh xây dựng 28 phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, trong đó có 25 phương án nhập 3 đơn vị thành 1 đơn vị mới; 1 phương án nhập 2 đơn vị thành 1 đơn vị mới và 2 phương án thành lập phường trên cơ sở nguyên trạng xã.

Sau sắp xếp, giảm 1 ĐVHC cấp huyện (từ 10 đơn vị xuống còn 9 đơn vị) và giảm 51 ĐVHC cấp xã (từ 226 đơn vị xuống còn 175 đơn vị).

Đối với tỉnh Tuyên Quang, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tỉnh có 2 xã thuộc diện sắp xếp (gồm: Xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn thuộc huyện Sơn Dương). Tỉnh xây dựng phương án nhập 2 xã Hồng Lạc và Vân Sơn thành xã Hồng Sơn mới. Sau sắp xếp giảm 1 xã (từ 138 đơn vị xuống 137 đơn vị).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp

Còn tỉnh Sóc Trăng có 1 ĐVHC cấp huyện (huyện Cù Lao Dung) và 1 ĐVHC cấp xã (phường 1 thuộc thành phố Sóc Trăng) thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025.

Tỉnh đề nghị không thực hiện sắp xếp đối với huyện Cù Lao Dung do có vị trí biệt lập (là huyện cù lao), khó tổ chức giao thông thuận lợi kết nối với ĐVHC liền kề; xây dựng phương án nhập Phường 1 với Phường 9 để thành lập Phường 1 (mới) thuộc thành phố Sóc Trăng. Sau sắp xếp giảm 1 phường (từ 109 đơn vị xuống còn 108 đơn vị).

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Thẩm tra vấn đề trên, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, Ủy ban Pháp luật đánh giá cao quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực là Bộ Nội vụ cũng như quyết tâm chính trị, sự nỗ lực, trách nhiệm cao của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị của 3 tỉnh Nam Định, Sóc Trăng, Tuyên Quang trong việc quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.

Về cơ bản, các ĐVHC thuộc diện bắt buộc sắp xếp đều được Chính phủ, chính quyền địa phương xây dựng phương án cụ thể. Các ĐVHC được hình thành sau sắp xếp cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của ĐVHC theo quy định và yêu cầu của việc sắp xếp.

Các địa phương cũng đã chủ động phương án kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư vàcó phương án bố trí, xử lý trụ sở, tài sản công ở các ĐVHC thực hiện sắp xếp. Sau khi thực hiện sắp xếp tại 3 tỉnh này, đã giảm được tổng số 1 ĐVHC cấp huyện và 53 ĐVHC cấp xã.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, tại nghị quyết chung của kỳ họp, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ phấn đấu cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện xong trong tháng 9. Còn 53 phải sắp xếp, và đây là 3 tỉnh đầu tiên trình. Sắp tới đề nghị Chính phủ cố gắng để thực hiện sắp xếp xong 53 địa phương trong tháng 9. Đây là quyết tâm rất cao và nỗ lực rất lớn, trách nhiệm rất nặng nề.

Tán thành với tờ trình và báo cáo thẩm tra, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, từ nay đến tháng 9 phải cho ý kiến với 53 địa phương. Trong đó có địa phương sáp nhập nhiều tới 79 xã, nhưng có địa phương chỉ có 1 xã.

Do đó làm sao phân loại đối với địa phương sắp xếp nhiều ĐVHC có thể cho họ thêm thời gian để hoàn thiện, cho ý kiến. Trong sắp xếp cần chú ý đến vấn đề tên của các đơn vị sau sáp nhập như: lấy ý kiến của người dân, quan tâm các yếu tố lịch sử.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã được chỉ đạo quyết liệt trong cả hệ thống chính trị, được các địa phương nỗ lực quyết tâm thực hiện.

Nhưng thực sự đây là việc khó, hết sức phức tạp. Cho nên đến nay đã tiếp nhận 32/54 địa phương nằm trong diện sắp xếp nộp hồ sơ về Bộ. Hiện Chính phủ đang cho ý kiến 2 địa phương.

Hiện Bộ Nội vụ cũng đang thẩm định xong 12 địa phương, tổ chức khảo sát và tiếp nhận hồ sơ 15 địa phương. Như vậy, tiến độ yêu cầu rất gấp nhưng đến nay mới đạt 32/54 địa phương.

Sắp xếp ĐVHC để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 là chủ trương của Bộ Chính trị, Chính phủ đã có đề án cụ thể, lộ trình để việc sắp xếp đảm bảo thời gian, chất lượng.

Song song với sắp xếp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ lại việc thời gian vừa qua sắp xếp các ĐVHC. Theo đó, dư luận nói việc sắp xếp làm sao đảm bảo tiết kiệm ngân sách nhà nước, một số đơn vị nhập lại thì trụ sở, cơ quan cũ cần tính toán, thanh lý như thế nào để không lãng phí.

“Bây giờ có nhiều trụ sở, cơ quan, đơn vị cấp xã, phường sau khi sáp nhập còn để trống chưa có sử dụng, bán, thanh lý. Cái này phải phối hợp với địa phương thúc đẩy, tính toán, không để cơ quan này không sử dụng nhiều tháng, nhiều năm, để trâu, bò, gà, vịt vào” - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ và yêu cầu đây là vấn đề cần xử lý dứt điểm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng và Tuyên Quang

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, đối với đơn vị sắp xếp nhiều thì hội đồng thẩm định phải đi khảo sát cụ thể, từng xã, từng huyện để sắp xếp có sự đồng thuận trong nội bộ và Nhân dân để người ta nói là “không ép”. Vừa qua có một số đơn vị… có vấn đề. Phải tăng cường đi khảo sát nắm tình hình nhiều hơn, thà làm chậm mà chắc để tạo sự đồng thuận trong cán bộ đảng viên và trong Nhân dân.

Theo Chủ tịch Quốc hội, cần quan tâm bộ máy sau sắp xếp, số dư, số phải giải quyết chế độ chính sách như thế nào, làm tốt công tác chính trị tư tưởng. Quan tâm sắp xếp, bố trí các chức danh chủ chốt để ổn định tổ chức bộ máy ĐVHC hình thành sau sắp xếp để chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp vào năm 2025, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc vào năm 2026 và bầu cử Quốc hội khoá XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

“Vấn đề mà tôi quan tâm nhất chính là cán bộ. Chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức, tạo thuận lợi cho địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC tránh gây lãnh phí về tài sản công nhà nước” - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Trước đây đã có dư luận thì lần này chúng ta sắp xếp phải tính toán. Theo đó, Bộ Nội vụ chủ trì, nhưng các bộ ngành khác liên quan phải hướng dẫn để các địa phương thực hiện theo hệ thống của mình. Phải đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, kịp thời nắm bắt tâm tư người dân, cán bộ công chức, huy động các nguồn lực để tạo thuận lợi cho tổ chức cá nhân trong thay đổi con dấu, giấy tờ để các đối tượng bị ảnh hưởng đồng thuận với mình và đảm bảo quyền lợi chính đáng hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

“Mỗi lần sắp xếp như vậy thay dấu, thay tên, thay địa chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, doanh nghiệp trong khi mục tiêu của Đảng, nhà nước là sắp xếp ĐVHC để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, an ninh trật tự, và hệ thống chính trị phải mạnh sau sắp xếp” - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Với 100% các Ủy viên Uỷ ban Thường vụ tán thành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 3 Nghị quyết gồm: Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tỉnh Nam Định; Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tỉnh Sóc Trăng; Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tỉnh Tuyên Quang. Các Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/9/2024.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia