Thứ hai 30/12/2024 00:57

TS Lê Xuân Nghĩa: Tăng trưởng GDP quý III/2022 dự báo tăng 11%

Theo chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa, tăng trưởng GDP quý III/2022 dự báo tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021.

Bức tranh kinh tế 8 tháng đầu năm được Tổng cục Thống kê đưa ra với nhiều điểm sáng. Theo quan điểm của ông, đâu là điểm hỗ trợ tích cực cho bức tranh kinh tế 8 tháng đầu năm?

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa

Điểm hỗ trợ đầu tiên cho bức tranh kinh tế 8 tháng đầu năm là Việt Nam đã phòng, chống dịch hiệu quả thông qua tiêm vắc xin đại trà và chuyển sang một giai đoạn sinh hoạt xã hội gần như bình thường, tạo ra những chuyển biến nhanh về lĩnh vực dịch vụ. Theo đó, ngành dịch vụ đã có sự bứt phá đáng kể so với cùng kỳ năm 2021, tạo chuyển biến cho tăng trưởng kinh tế 8 tháng, đó là nhìn từ phía cung.

Còn nhìn về phía cầu thì kinh tế 8 tháng phục hồi chủ yếu do tiêu dùng phục hồi, từ hoạt động đi lại, vận tải đến du lịch, ăn uống, khách sạn nhà hàng… ngoài ra, tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm 2022 còn được hỗ trợ của đầu tư, trong đó đầu tư tư nhân tăng trưởng rất tốt và đầu tư công cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất nhập khẩu năm nay cũng đóng góp vào tăng trưởng những tháng đầu năm 2022, trong đó thặng dư thương mại 8 tháng đạt gần 4 tỷ USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2021 tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng đầu năm nay vẫn thấp hơn, chỉ đạt hơn 17,3%, trong khi cùng kỳ năm 2021 là 21,9%. Cùng với đó, thâm hụt về dịch vụ trong cán cân vãng lai thì khá lớn, gây sức ép về tỷ giá hối đoái năm nay so với năm ngoái.

Do đó, quan điểm của tôi cho là, điểm nhấn kinh tế những tháng đầu năm và cả năm 2022 từ phía cung chính là sự khởi sắc trở lại của ngành du lịch, dịch vụ và phía cầu là nhờ tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân.

Tiêu dùng của người dân tăng mạnh đóng góp vào tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm

Tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 17,3%, tuy nhiên kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều diễn biến khó lường, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xuất khẩu những tháng cuối năm, thưa ông?

Xuất khẩu 8 tháng của Việt Nam năm 2022 tăng 17,3%, nhưng cùng kỳ năm ngoái tăng tới 21,9%. Qua đó có thấy, tăng trưởng xuất khẩu năm nay kém hơn năm ngoái, nguyên nhân do xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm mạnh, nhất là các mặt hàng điện tử do đứt gãy chuỗi cung ứng, trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI.

Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản 8 tháng đầu năm năm lại khá tốt, dù Trung Quốc đang kẹt bởi chính sách zero Covid-19, nhưng xuất khẩu nông sản chính gạch Việt Nam sang Trung Quốc vẫn rất tốt tốt.

Từ nay đến cuối năm, dự báo xuất khẩu của khu vực FDI có thể phục hồi nhẹ, nhưng nói chung vẫn nằm rong tình trạng khó khăn, do các quốc gia lớn như châu Âu, Trung Quốc, Mỹ dự báo kinh tế tăng chậm khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Do đó, xuất khẩu vẫn gặp khó khăn, tình trạng này có thể kéo dài đến nửa đầu năm 2022.

Với những diễn biến kinh tế 8 tháng đầu năm, ông dự báo gì vềtăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý III và cả năm 2022?

Với kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng và diễn biến tình hình kinh tế 8 tháng đầu năm, tôi dự báo tăng trưởng kinh tế quý III/2022 có thể lên tới 11%. Nguyên nhân là bởi quý III/2021, GDP của Việt Nam âm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam công bố GDP quý đến nay. Nên quý III/2022, tăng trưởng GDP dễ bứt phá. Dự báo cả năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 7,7%. Với thế giới,tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 thực sự là điểm sáng.

Tăng trưởng thì như vậy, nhưng GDP cả năm nay xét về giá trị tuyệt đối thì chỉ hơn trước thời điểm dịch một chút, không đáng kể. Về việc làm cho người lao động cũng tăng không nhiều, doanh nghiệp vẫn cho biết họ đang gặp khó khăn về tài chính, nên nới room tín dụng cho các ngân hàng theo tôi là cần thiết, nó sẽ tạo ra chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Điểm sáng kinh tế Việt Nam tập trung ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, ấn tượng là lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu. Về ngành công nghiệp phục hồi nhanh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2022 tăng cao, ước tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó chỉ số sản xuất của ngành chế biến chế tạo tăng 16,2%. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,4%, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao như: Sản xuất đồ uống tăng 26,8%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 18,5%...
Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tiết kiệm chi trong đầu tư là bài toán quan trọng

Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế