Trung Quốc chơi trò “đoán mò” với thị trường thép

Không có số liệu chính xác từ Trung Quốc, việc tính toán cung và cầu thép toàn cầu - và phương pháp bảo hiểm rủi ro phù hợp tương ứng - trở thành trò chơi ước đoán.

CôngThương - Trung Quốc là thị trường thép lớn nhất thế giới. Tuy vậy hệ thống thống kê không hoàn thiện của nước này lại đặt ra khó khăn cho các nhà sản xuất thép: Không ai biết chính xác Trung quốc sản xuất hay tiêu dùng bao nhiêu thép.

Nước này thu hút sự quan tâm sát sao của ngành công nghiệp thép toàn cầu. Các nhà sản xuất tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á tăng hay giảm sản lượng, một phần, dựa trên nhu cầu của Trung Quốc. Giá và mức hàng tồn kho, cũng như việc mua bán nguyên vật liệu thô như than đá và quặng sắt phản ánh sức khỏe của thị trường Trung Quốc.

Nhưng không có số liệu chính xác từ Trung Quốc, việc tính toán cung và cầu thép toàn cầu - và phương pháp bảo hiểm rủi ro phù hợp tương ứng - trở thành trò chơi ước đoán.

Trên thực tế, một số nhà sản xuất thép Trung Quốc sẵn sàng nói rằng họ không thấy có lý do gì phải mất thời gian báo cáo sản lượng thép của họ cả. Một người đàn ông họ Meng, giám đốc một nhà máy sản xuất tại Huanxizhuang, một làng ở phía bắc tỉnh Hồ Bắc nói: "Báo cáo về việc sản xuất của chúng tôi à? Không, chúng tôi không cần phải làm điều đó. Không ai yêu cầu chúng tôi báo cáo các số liệu sản xuất." Khi được hỏi, ông nói nhà máy sản xuất 300.000 m tấn thép một năm nhưng không báo cáo lại sản lượng cho chính phủ.

Tương tự vậy, người quản lý một nhà máy gần đó tại thị trấn Xinjuntun, họ Wen nói ông thấy chẳng cần phải công bố chi tiết về cái ông gọi là sản lượng 400.000 tấn mỗi năm của nhà máy: "Chúng tôi là doanh nghiệp tư nhân vậy tôi cần báo cáo tới ai?"

Hôm thứ Sáu, Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel Association), kho thông tin thống kê của ngành, ước tính rằng ngành công nghiệp đang bùng nổ này của Trung Quốc sản xuất thép trong tháng 4 nhiều 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc sản xuất 625 triệu m tấn thép năm ngoái và năm 2011 cũng trên đà trở thành một năm có sản lượng kỷ lục của nước này.

Nguồn: Hiệp hội Thép Thế Giới

Hiệp hội Thép Thế giới đưa ra ước tính này dựa trên những số liệu do Cục thống kê quốc gia Trung Quốc và Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc cung cấp. Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc, đại diện cho khoảng 75% các nhà sản xuất thép quốc gia trong đó gồm Công ty Sắt Thép Vũ Hán và Tập đoàn BaoSteel, nhà sản xuất lớn nhất nước, phụ thuộc vào sự tình nguyện cung cấp các số liệu sản xuất chính xác của các thành viên.

Các số liệu cho thấy Trung Quốc đã đang tập trung vào sản xuất thép và chắc chắn có sẵn người mua. Các số liệu không bao gồm hàng trăm các nhà máy thép nhỏ quản lý độc lập thường không báo cáo sản lượng sản xuất hoặc không báo cáo đầy đủ vì những lý do chính trị hoặc hậu cần.

Soo Jung Kim, người phát ngôn của Hiệp hội Thép Thế giới đặt tại Brussels cho biết: "Có một khu vực nơi chúng tôi thực sự không có được nguồn thông tin rõ ràng". Tuy nhiên ông nói, hiệp hội vẫn tự tin vào số liệu của mình.

Peter Fish, từ MEPS Ltd., một công ty tư vấn thép tại Anh cho biết ông tin rằng việc báo cáo không đúng mức, một phần, là kết quả của áp lực đối với ngành "phải đáp ứng các mục tiêu lâu dài" nhằm đóng cửa các nhà máy thép không hiệu quả vào cuối năm ngoái. Ông nói: "Trên giấy tờ, điều này được hoàn thành một cách thành công, nhưng trên thực tế rất nhiều những nhà máy vẫn tiếp tục sản xuất và tránh khỏi việc đóng cửa bằng cách không báo cáo" số liệu sản lượng.

Ông Fish tin rằng các số liệu do Cục thống kê quốc gia Trung Quốc và Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc đưa ra thấp hơn so với sản lượng thực tế khoảng 45 triệu tấn hoặc 7-10% sản lượng được báo cáo năm 2010. Các công ty thép nhỏ hơn có thể không bị chú ý vì đôi khi họ tạo ra nguồn điện của riêng mình và hệ thống điện quốc gia của đất nước vẫn chưa phát triển. Thay vào đó, họ sản xuất thép chất lượng thấp trong các nhà máy chạy bằng than đá.

Nhà phân tích thép Charles Bradford từ Bradford Research Inc nói: "Không ai thực sự biết có bao nhiều công ty sắt thép ở Trung Quốc." Ông Bradford cho rằng trong vòng 30 năm gần đây, số liệu của Trung Quốc là không đáng tin, ông chú ý nhiều hơn đến việc tiêu thụ điện của nước này để tổng hợp và tính toán sản lượng thép có thể tăng như thế nào. Ông nói rằng việc không biết bao nhiêu thép đang được tạo ra có thể dẫn đến biến động trên thị trường toàn cầu.

Một lò luyện thép ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Imgae

Thép, khác với đồng và các kim loại quý cơ bản khác, không được giao dịch thông qua sở giao dịch ví như Sở giao dịch Kim loại Luân Đôn. Thay vào đó thép thường được mua bán thông qua thương lượng cá nhân giữa công ty thép hoặc trung tâm dịch vụ có vai trò trung gian và người sử dụng thép, ví dụ như một nhà máy ô tô.

Có thể có thêm nhiều kho thép nữa tại Trung Quốc hơn là các nhà sản xuất biết. Nếu nền kinh tế Trung Quốc yếu đi, rất nhiều trong số số thép đó có thể được xuất khẩu. Điều này có thể khiến cho giá thép giảm trên toàn thế giới.

Giá thép Trung Quốc bắt đầu tăng trong tháng qua khi sự chững lại trong sản xuất trong mùa đông giảm dần nhưng giá vẫn ở mức thấp hơn 10 - 15% so với giá tại Bắc Mỹ và một số nơi tại Châu Âu. Phần còn lại của ngành công nghiệp thép đang theo dõi xem liệu giá tại Trung Quốc có giảm trong mùa hè này không. Đó là một dấu hiệu cho thấy có nhiều nguồn cung hơn cầu tại nước này.

Peter Marcus, nhà phân tích thép cho World Steel Dynamics, cho biết chính sách thuế của Trung Quốc cũng khuyến khích mức thép tồn kho cao hơn. Trung Quốc đánh thuế cao vào xuất khẩu thép nguyên liệu, coi đó là một cách để khuyến khích việc giữ thép ở trong nước và sử dụng cho sản xuất những sản phẩm giá trị cao hơn như ô tô, các sản phẩm kỹ thuật và ứng dụng. Những sản phẩm thành phẩm này sau đó có thể được xuất khẩu.

Các nhà sản xuất thép nhỏ hơn, những người có xu hướng không báo cáo sản lượng, có thể bị buộc phải giữ trong kho số thép đáng lẽ ra họ đã xuất khẩu nếu thuế không cao như vậy.

Theo VEF

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động