Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bắc Kạn: Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa: Tăng cường vai trò, trách nhiệm người đứng đầu Người đứng đầu nhà mạng phải chịu trách nhiệm về SIM rác

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Quy định này quy định về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện thí điểm về công tác cán bộ. Cụ thể, giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu; bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ cùng cấp; bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp thuộc thẩm quyền quản lý.

Quy định 142 của Bộ Chính trị được thực hiện thí điểm trong năm năm đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị từ cấp huyện trở lên. Đối với Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương có quy định riêng.

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm kể cả khi đã nghỉ hưu, chuyển công tác
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.

Về thẩm quyền, Quy định 142 nêu rõ: Căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, quy định của Bộ Chính trị, người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó.

Với trường hợp nhân sự từ nguồn tại chỗ, người đứng đầu căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và danh sách nhân sự trong quy hoạch lựa chọn, giới thiệu một nhân sự cho một chức danh để cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét đưa vào danh sách, tiến hành các bước tiếp theo.

Trong trường hợp nhân sự từ nguồn ở nơi khác thì người đứng đầu căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ giới thiệu một nhân sự cho một chức danh để cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét tiến hành quy trình nhân sự.

Quy định mới của Bộ Chính trị cũng quy định về việc giới thiệu nhân sự bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ cấp ủy. Cụ thể, khi khuyết số lượng uỷ viên ban thường vụ thì người đứng đầu căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, đề án công tác nhân sự đại hội, danh sách quy hoạch để lựa chọn, giới thiệu nhân sự cho tập thể ban thường vụ xem xét, trình ban chấp hành giới thiệu bổ sung uỷ viên ban thường vụ.

Nếu nhân sự được ban chấp hành thống nhất giới thiệu thì ban thường vụ trình xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi tiến hành bầu cử.

Người đứng đầu được quyền xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng của tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp hành chính do mình trực tiếp quản lý theo quy định. Theo đó, căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu, nhiệm vụ, sau khi trao đổi, thống nhất ý kiến với cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Khi có căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, người đứng đầu ban hành quyết định miễn nhiệm cán bộ và gửi văn bản đến cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ.

Quy định 142 cũng quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ. Theo đó, người đứng đầu có trách nhiệm bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác của nhân sự do mình giới thiệu. Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định về công tác cán bộ, quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Người đứng đầu cũng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu trong hai trường hợp. (1) Giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiểu công tâm, khách quan; không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác. (2) Miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định.

"Trường hợp người đứng đầu vi phạm quy định này sẽ bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và các quy định có liên quan" - Bộ Chính trị nêu.

Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử

Đối với nguồn nhân sự tại chỗ, thực hiện quy trình nhân sự gồm năm bước, trong đó ở bước 1, trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn cán bộ quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự.

Đồng thời, rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng cán bộ trong quy hoạch (gồm cả cán bộ được quy hoạch chức danh tương đương trở lên), thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo.

Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài địa phương, cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử…

Trích Điều 21, Quy định 80/2022 của Bộ Chính trị

Theo plo.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Chính trị

Tin cùng chuyên mục

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tiểu sử các đồng chí tham gia Ban Bí thư và 4 uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Tiểu sử các đồng chí tham gia Ban Bí thư và 4 uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Hoạt động Hội nghị Trung ương 9 khoá XIII ngày 16/5: Bầu bổ sung 4 uỷ viên Bộ Chính trị

Hoạt động Hội nghị Trung ương 9 khoá XIII ngày 16/5: Bầu bổ sung 4 uỷ viên Bộ Chính trị

Việt Nam -  Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Việt Nam - Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Xem thêm