Trong khó khăn thách thức càng phải làm theo gương Bác Hồ

Năm nay, chúng ta kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh đất nước đứng trước những thách thức lớn trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh...
Ðoàn đại biểu kiều bào tham quan nhà sàn của Bác.

Ðoàn đại biểu kiều bào tham quan nhà sàn của Bác.

CôngThương - Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tình trạng tiêu cực tham nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi làm suy giảm niềm tin đối với Ðảng và Nhà nước.

Ðộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đang bị thách thức. Các thế lực thù địch cấu kết với các phần tử cơ hội chính trị không từ bỏ mọi thủ đoạn chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Ðảng với nhân dân. Thực hiện âm mưu và thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn, lật đổ. Chính bối cảnh của tình hình trong nước và quốc tế hiện nay, chúng ta càng phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách Hồ Chí Minh để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn thách thức tiến lên phía trước.

Còn nhớ, Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đã đứng trước một tình thế cực kỳ hiểm nguy: Chính quyền và nền độc lập vừa giành được lại đứng trước nguy cơ bị tước bỏ, chính quyền nhân dân có thể bị lật đổ, đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Gánh lấy trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Ðảng ta với phận sự của người cầm lái đã chèo chống "đưa chiếc thuyền Tổ quốc vượt khỏi những cơn sóng gió, mà an toàn đi đến bờ bến hạnh phúc của nhân dân" (1).

Sau Cách mạng Tháng 8-1945, Việt Nam gặp khó khăn trên tất cả các phương diện kinh tế, xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao...

Tình hình trên đòi hỏi Ðảng và chính quyền cách mạng phải có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân để bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng.

Ngay ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời. Bằng tầm nhìn xa trông rộng và nghệ thuật lãnh đạo thiên tài của mình, Người đã chỉ ra sáu vấn đề cấp bách (giải quyết nạn đói, nạn dốt, tổ chức tổng tuyển cử, giáo dục lại nhân dân theo tinh thần cần kiệm liêm chính, bỏ các thứ thuế bóc lột và thực hiện tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết) cần làm ngay để thực hiện ba nhiệm vụ lớn là: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng ngày 25-11-1945 cũng xác định rõ mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là cách mạng giải phóng dân tộc, xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp và những nhiệm vụ chủ yếu phải thực hiện: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Chính quyền là vấn đề cơ bản của cách mạng, do vậy củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hàng đầu. Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương tổ chức sớm cuộc tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu để lập chính phủ chính thức, chấn chỉnh các cơ quan chính phủ, đồng thời kiện toàn chính quyền cách mạng từ Trung ương tới cơ sở. Dù các lực lượng phản cách mạng ra sức chống phá, nhưng kết quả bầu cử Quốc hội đầu tiên (6-1-1946) đã chứng minh niềm tin vững chắc vào nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Nhân dân rất thông minh. Họ sẽ biết dùng lá phiếu của họ, tổng tuyển cử sẽ thành công!" (2). Tiếp đó, ngày 9-11-1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta để khẳng định trên thực tế và về mặt pháp lý, một chính quyền thật sự do nhân dân xây dựng nên, của dân và vì dân. Ðể kiện toàn bộ máy nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh xác lập những nguyên tắc hoạt động của chính quyền nhân dân, như Người căn dặn "... các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân... Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh..." (3). Cùng với việc củng cố chính quyền, Ðảng chủ trương mở rộng khối đoàn kết toàn dân tạo cơ sở chính trị, xã hội rộng lớn bảo đảm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ mới trước những khó khăn thử thách nặng nề.

Những biện pháp cơ bản để khắc phục nạn đói, phát triển kinh tế cũng như việc phát triển sản xuất nông nghiệp với khẩu hiệu "Không một tấc đất bỏ hoang" được Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt. Người đã đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động chiến dịch tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Nhờ biện pháp đó, mỗi tuần nhân dân cả nước đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo cứu đói. Nạn đói bị đẩy lùi, sản xuất nông nghiệp khôi phục nhanh và phát triển. Ðể xây dựng nền tài chính quốc gia và ngân sách quốc phòng, ngày 4-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh đặt ra Quỹ Ðộc lập và gửi thư kêu gọi các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Tuần lễ vàng ủng hộ Chính phủ. Trong tuần lễ vàng (từ ngày 17 đến 24-9-1945) nhân dân trên cả nước đã đóng góp được 370 kg vàng và hơn 60 triệu đồng cho Quỹ độc lập và Quỹ đảm phụ quốc phòng. Nhiều nhà công thương ở Hà Nội ủng hộ Chính phủ hàng trăm lạng vàng và hàng triệu đồng. Những chính sách, biện pháp thúc đẩy sản xuất, tiết kiệm, khắc phục khó khăn về kinh tế, ổn định đời sống được nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả.

Vì coi "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch diệt giặc dốt rộng rãi khắp cả nước. Chỉ trong một năm, đã có 2,5 triệu người biết chữ. Việc xóa bỏ phong tục cổ hủ và tệ nạn xã hội của chế độ cũ và từng bước xây dựng đời sống văn hóa mới đã mang lại hiệu quả tạo nên sức mạnh chính trị, tinh thần của chế độ xã hội mới. Thắng lợi đó không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Nhân dân thêm tin tưởng, gắn bó và hết lòng ủng hộ chính quyền cách mạng, đóng góp công sức xây dựng đất nước và chế độ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều sách lược mềm dẻo, triệt để lợi dụng mâu thuẫn để phân hóa kẻ địch, tránh tình thế đương đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù nguy hiểm nhất: Buổi đầu, tạm thời hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp. Nhưng khi tình thế thay đổi thì chủ trương hòa với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng và bọn tay sai ra khỏi nước ta được thực hiện một cách mau lẹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam đã ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946). Ðây là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo, một mẫu mực tuyệt vời của sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và nhân nhượng có nguyên tắc của Hồ Chí Minh và Ðảng ta. Nhờ đó, có được thời gian quý báu cho chính quyền cách mạng củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.

Nhận rõ dã tâm của thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa, Bác và Ðảng ta đã quyết định tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước, với đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ. Ðó là một quyết định lịch sử, chính xác, kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng ta trước vận mệnh của nước nhà. Trong những thời khắc của lịch sử đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), lãnh đạo nhân dân Việt Nam vững vàng bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược làm nên thắng lợi vĩ đại Ðiện Biên Phủ 1954.

Trong biết bao vấn đề cấp bách, Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn những vấn đề cấp bách nhất, để giải quyết kịp thời, có hiệu quả đưa đất nước từng bước vượt qua tình thế khó khăn, hiểm nghèo. Bài học lịch sử mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong Di sản bất diệt của Người là:

Phải gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa hẳn vào dân, vì lợi ích của nhân dân. Không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội. Ðó là nguồn gốc quyết định sức mạnh của chính quyền nhân dân trong các giai đoạn cách mạng. Một nhà nước của dân, do dân, vì dân sẽ là nhân tố quyết định làm cho cơ sở kinh tế và xã hội ngày càng lớn mạnh, như Hồ Chí Minh căn dặn "Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được" (4). Lúc này đòi hỏi mọi cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở, cán bộ, đảng viên là công chức, viên chức hằng ngày tiếp xúc với dân, đều cần phải làm theo lời Người dạy "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh" (5) là nguyên tắc làm việc, là thước đo đạo đức thì thật là hạnh phúc cho dân. Bộ máy nhà nước phải thường xuyên củng cố thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực hiệu quả tổ chức, quản lý mọi hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật. Luôn đề cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, kiên định mục tiêu chiến lược, mềm dẻo về biện pháp sách lược, tranh thủ các lực lượng tiến bộ từ bên ngoài, phát huy nội lực bên trong tạo nên sức mạnh vật chất tổng hợp đủ sức để tăng sức mạnh và tạo điều kiện đưa cách mạng tiến lên. Mọi quyết sách đều phải xuất phát từ nguyên tắc "đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu", chủ trương "thêm bạn, bớt thù", và phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến". Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trong bất kỳ điều kiện và hoàn cảnh nào. Tập trung chăm lo công tác xây dựng Ðảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Ðảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Ðảng. Chỉ có như vậy Ðảng mới có thể giữ vững và nâng cao hiệu quả Nhà nước.

TS CHU ÐỨC TÍNH

(Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Nhân Dân

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động