Thứ bảy 09/11/2024 04:34

Trình Quốc hội hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Tại tờ trình Quốc hội dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) Chính phủ nêu hai phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần để cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6.

Cụ thể, phương án 1 với hai nhóm người lao động khác nhau. Nhóm 1, người lao động đã tham gia trước khi Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm, có nhu cầu được nhận một lần. Nhóm 2 là người lao động bắt đầu tham gia từ khi luật sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) không được nhận một lần. Chỉ giải quyết hưởng một lần trong các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng...

Ảnh minh hoạ

Chính phủ cho rằng, phương án này từng bước khắc phục được tình trạng hưởng một lần. Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia so với phương án 2, nhưng trong dài hạn tối ưu hơn. Bên cạnh đó, do quy định không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn.

Tuy nhiên, phương án 1 vẫn có nhược điểm là do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia từ ngày luật có hiệu lực nên hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia vẫn có quyền chọn hưởng một lần. Do vậy, số người hưởng một lần không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đầu sau khi luật mới có hiệu lực. Đồng thời, tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi luật này có hiệu lực trong việc hưởng một lần.

Phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất. Thời gian đóng còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ.

Ưu điểm của phương án là đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết 28, hài hòa quyền lợi trước mắt của người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Mặc dù số người hưởng một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành, nhưng khi người lao động hưởng cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia).

Người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội với quyền lợi hưởng cao hơn, có nhiều cơ hội hơn để đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu... Theo Chính phủ, đây là phương án vừa đáp ứng được nhu cầu nhận một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống, quyền lợi trong dài hạn.

Tuy nhiên, nhược điểm chưa giải quyết triệt để việc rút một lần theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Người lao động đã giải quyết một phần thời gian đóng, chỉ còn bảo lưu lại được một phần thời gian đóng nên sẽ ảnh hưởng tới việc thụ hưởng các chế độ (thời gian đóng ngắn) khi tiếp tục tham gia. Người lao động không được giải quyết hưởng một lần trên toàn bộ thời gian đóng nên có cảm giác bị giảm quyền lợi trước mắt.

Đồng thời, có thể xuất hiện tình trạng gia tăng người lao động đề nghị hưởng một lần trước khi luật có hiệu lực thi hành. Bên cạnh đó, theo phương án này, tình trạng hưởng một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai. Đây là vấn đề lớn, hết sức nhạy cảm, phức tạp, do đó Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với 2 phương án nêu trên.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Phong được phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội

Từ ngày 11/11, Bộ Công an có thêm cổng thông tin cấp thị thực điện tử e-visa

Tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn- Đắk Lắk

Hà Giang: Quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Dự báo thời tiết ngày mai 9/11/2024: Bão số 7 cường độ mạnh giật cấp 17 trên khu vực Bắc Biển Đông

Diễn đàn lao động di cư ASEAN lần thứ 17 sẽ tổ chức vào tuần tới

Để tư tưởng Hồ Chí Minh là 'kim chỉ nam' dẫn dắt nền báo chí Việt Nam trong thời đại mới

Các cấp công đoàn chủ trì và tham gia hơn 143,7 nghìn cuộc giám sát

Bộ Công Thương gửi công điện hỏa tốc về ứng phó với cơn bão số 7

Hà Nội: Nhà 2 tầng cháy dữ dội, hàng xóm vội vàng lái siêu xe Range rover tháo chạy

Argentina sẽ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật cho nền bóng đá Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải đồng ý tăng vốn tại dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo

Hà Tĩnh: Hàng trăm học sinh, thầy cô giáo và hộ dân quanh Trường Mầm non Hương Bình được cấp nước sạch

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Thái Nguyên: Cháy lớn tại Công ty Wina Việt Nam trong khu công nghiệp Sông Công 1

Công an TP. Hồ Chí Minh: Cảnh báo về tình trạng livestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 8/11/2024: Bão số 7 tăng tốc, biển động dữ dội

Bão Yinxing tăng tốc vào Biển Đông sáng nay 8/11 thành cơn bão số 7

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 8/11/2024: Biển Đông dậy sóng giật cấp 17