Thứ hai 30/12/2024 01:39

Trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác

Ngày 31/3, tại Viện Lúa ĐBSCL đã diễn ra buổi trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác, hỗ trợ SX lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Ngày 31/3/2023, tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra buổi trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác, hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Tham dự buổi trình diễn có lãnh đạo Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - TP. Cần Thơ, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, ngành nông nghiệp, khuyến nông 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long; các đoàn nông dân các nước: Thái Lan, Campuchia, Philippine, Malaysia; TS. Bas Bouman - Giám đốc Nghiên cứu và phát triển, cùng đoàn cán bộ khoa học IRRI…

TS. Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long phát biểu chia sẻ tại buổi trình diễn cơ giới hóa gieo sạ chính xác

Đặc biệt có 300 nông dân tại Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp do Công ty CP Phân bón Bình Điền (Công ty Bình Điền) tổ chức. Đây là những nông dân đã rất tích cực tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh, do Công ty Bình Điền, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và hệ thống khuyến nông 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện tới 7 vụ lúa, qua 2 giai đoạn, từ 2016- 2017, đến 2020- 2022. Chương trình đã đạt được hiệu quả tốt, như giảm giống gieo sạ (từ trên 200 kg, xuống dưới 80 kg/ha), giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên 1,5 triệu đồng/ha, năng suất tăng trên 400 kg thóc/ha, lợi nhuận tăng thêm từ 4 - 4,5 triệu đồng/ha so với đối chứng. Quy trình canh tác trong chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Công ty CP Phân bón Bình Điền cũng sẽ tiếp tục phối hợp cùng Cục trồng trọt để triển khai quy trình Canh tác lúa thông minh vào đề án phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, gắn với tăng trưởng xanh và phát thải thấp cho sản xuất lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Nông dân theo dõi trình diễn đồng ruộng tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Theo ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long: Sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua có nhiều thành tích, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần phải được cải thiện, như chi phí đầu vào sản xuất không ngừng tăng, dẫn đến lợi nhuận của người trồng lúa giảm, cách thức sản xuất truyền thống của nông dân làm tổn hại rất lớn đến môi trường. Giảm giống gieo sạ là vấn đề đầu tiên trong tiến trình giảm chi phí đầu vào sản xuất lúa. Cơ giới hóa gieo sạ chính xác là để giảm tối đa giống và công lao động. Việc tổ chức trình diễn gieo sạ chính xác hôm nay với nhiều thiết bị khác nhau sẽ giúp ngành nông nghiệp xây dựng chính sách, lựa chọn trang bị gieo sạ phù hợp với địa phương mình; nhà khoa học xem xét để cải tiến cỗ máy gieo sạ ngày càng hoàn thiện hơn cho nông dân.

Nhìn những nông dân với trang phục màu xanh do Công ty Bình Điền tổ chức đang chăm chú lắng nghe, TS. Bas Bouman - Giám đốc nghiên cứu và phát triển của IRRI - cho biết: “Hôm nay có rất nhiều người mặc áo xanh, đội mũ xanh, đó là biểu tượng sản xuất lúa gạo của Việt Nam mà trọng tâm là tại đây - Đồng bằng sông Cửu Long. Người dân đã làm được việc này, tức làm ra lúa gạo để mình ăn và còn giúp cho nhiều nơi trên thế giới cũng có gạo của Việt Nam để ăn. Sản xuất lúa gạo rất vất vả với nhiều công việc nặng nhọc mà không phải lúc nào thời tiết, thiên nhiên cũng ủng hộ. Hôm nay nhiều nước trên thế giới đến đây xem trình diễn cơ giới hóa trên đồng ruộng, đó là đổi mới trong sản xuất lúa gạo, máy móc sẽ giúp tăng năng suất, giảm công sức lao động cho người nông dân. Tôi hy vọng rằng tất cả những người nông dân ngồi đây sẽ lái những cỗ máy đi gieo sạ để có thời gian và thu nhập nhiều hơn, con cái chúng ta được chăm lo cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, chúng tôi là những cuyên gia nông nghiệp quốc tế đến xem nông dân Việt Nam trình diễn”.

Tại khu vực ruộng thí nghiệm của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Ban tổ chức đã trình diễn 8 loại máy móc cơ giới hóa ứng dụng trong khâu gieo sạ lúa chính xác. Các công nghệ và máy móc tiên tiến cho gieo sạ chính xác đã được cải tiến cho phù hợp và hiệu quả với sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long; điển hình như: Máy sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng; máy bay drone sạ lúa, sạ phân, phun thuốc Sài Gòn Kim Hồng; máy sạ hàng khí động liên hợp máy kéo; máy sạ hàng khí động liên hợp máy tự hành; máy sạ cụm Yanmar…

Ông Lê Thanh Tùng - Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) nhận định: “Giảm giống gieo sạ là một yêu cầu bức thiết trong quy trình 1 phải 5 giảm, có thể gọi giảm giống là từ khóa của sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Giảm giống là giảm áp lực đầu vào khác của sản xuất lúa. Nếu không giảm được lượng giống gieo sạ thì những yêu cầu của quy trình 1 phải 5 giảm đều không có ý nghĩa. Trình diễn, hay thực hiện mô hình, tức là làm cái gì đó để người nông dân chứng kiến mà chọn lựa được cách thức phù hợp với mình”.

Nông dân theo dõi trình diễn đồng ruộng tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long

Cũng theo ông Tùng, Cục Trồng trọt đã phối hợp với nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong nước tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau, như trình diễn trực tiếp, hoặc hội thi, hội thao, tạo ra nhiều sân chơi để doanh nghiệp được trình diễn, mục tiêu cuối cùng là bà con nông dân hoặc tổ chức đại diện cho nông dân có thể khai thác, sử dụng tối đa được trang thiết bị kỹ thuật.

Đây cũng chính là tâm nguyện của nông dân đang tham quan trình diễn. Ông Từ Bá Đạt, ở ấp Mỹ Bình, xã Thạnh Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cho biết nhà ông làm 4ha lúa, cả lúa thịt và lúa giống, ông thấy cách thức sạ hàng phù hợp hơn với làm lúa thịt, sạ cụm thích hợp với làm lúa giống.

“Nhưng đầu tư một máy gieo sạ hơn hai trăm triệu đồng, lại không làm được bao nhiêu thời gian, rồi thì đắp chiếu chờ thời vụ tới, những người ít ruộng, ruộng nhỏ như tôi, việc san phẳng mặt ruộng là rất khó, mà mặt ruộng không phẳng, không tưới tiêu nước chủ động được thì khó xài máy sạ. Phải tổ chức các hợp tác xã kiểu mới, mới đặng.”- Ông Đạt nói.

Như vậy, vấn đề là nông dân cần liên kết hợp tác làm lúa, có sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước mới mở ra con đường phát triển của máy gieo sạ chính xác. Việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa nói chung và khâu gieo sạ chính xác nói riêng góp phần cùng với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thực hiện thành công Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trần Đình Thế
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón Bình Điền

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững