Thứ ba 26/11/2024 17:23

Triệt phá tận gốc tụ điểm kinh doanh hàng giả

Năm 2021, công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn là nhiệm vụ xuyên suốt của lực lượng quản lý thị trường (QLTT). Hiện, lực lượng đang chuẩn bị, triển khai nhiều phương án, kế hoạch cho nhiệm vụ này trên tinh thần triệt tận gốc những tụ điểm kinh doanh hàng giả.
Thay đổi cách thức kiểm tra

Thay vì dàn trải như những năm trước, 2020 là năm đầu tiên Tổng cục QLTT thay đổi cách thức kiểm tra về hàng giả, hàng nhái bằng việc "tấn công" vào những tụ điểm cụ thể, rõ ràng, bước đầu tạo ra tiếng vang lớn, đem lại những bài học kinh nghiệm tốt trong đấu tranh có hiệu quả về buôn lậu, gian lận thương mại. Đơn cử như TP. Hà Nội tập trung vào các tuyến phố cổ, khu vực Gia Lâm, Ninh Hiệp, giáp ranh Bắc Ninh, làng nghề Phú Xuyên, Hoài Đức, La Phù. Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh tập trung vào một số tụ điểm như chợ Bến Thành, Trung tâm Sài Gòn Square; những tụ điểm ở thành phố du lịch Khánh Hòa, Lạng Sơn… Đáng lưu ý, nhiều địa điểm trước đó lực lượng chưa một lần đặt chân đến kiểm tra như kho hàng nhập nội địa tại sân bay Nội Bài, cảng ICD Mỹ Đình hay kho hàng gia công sản phẩm nhái các thương hiệu nổi tiếng tại huyện Thanh Miện, Hải Dương…

Tăng cường kiểm tra, xử lý các vụ vi phạm

Mặc dù, lực lượng đã nhiều lần truy quét, triệt phá các tụ điểm buôn bán hàng giả, hàng nhái và nhiều văn bản, chế tài xử phạt cũng được ban hành nhưng hiện tượng này vẫn tái diễn. Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương) - cho rằng, cơ quan chức năng kiểm tra xong, rút đi được vài hôm, sau đó lại "đâu vào đấy". Để khắc phục hiện tượng trên chỉ có cách thường xuyên kiểm tra, rà soát, nếu tái phạm quay lại kiểm tra.

Bên cạnh đó, tuyên truyền cho những hộ kinh doanh tại các chợ, trung tâm "nói không với hàng giả, hàng nhái". Thực tế, các trung tâm bán hàng giả có tập tục, phong tục, tập quán bán hàng từ lâu, nên không thể nào ngày một, ngày hai có thể xóa sổ được. Vì vậy, "một mặt kiểm tra, xử lý; mặt khác, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm và tìm cách chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cách thức kinh doanh của bà con ở những tụ điểm này" - ông Trần Hữu Linh cho hay.

Chiến lược dài hạn

Để giải quyết triệt để vấn nạn hàng giả, hàng nhái, theo ông Trần Hữu Linh, cần có những chiến lược dài hạn, nhất là liên quan đến thể chế, chính sách. Hiện, lực lượng QLTT đang chuẩn bị triển khai nhiều phương án, kế hoạch cho nhiệm vụ chống hàng giả, hàng nhái, từ nâng cao năng lực nội tại của lực lượng đến kế hoạch tiếp tục thực hiện, tấn công vào những địa bàn, đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả… trên tinh thần triệt tận gốc những tụ điểm kinh doanh hàng giả.

Năm 2021, Tổng cục QLTT sẽ xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch đấu tranh, phòng, chống, xử lý hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm công nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển và sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. Đồng thời, xây dựng Đề án nâng cao năng lực của cơ quan QLTT trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính.

Không chỉ từ phía cơ quan quản lý nhà nước mà đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng cần nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất, nhất là chú ý đến giá thành sản phẩm. Bởi, khi sản phẩm hàng hóa trong nước đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, hàng giả, hàng nhái sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường nội địa.

Tính đến hết năm 2020, việc thực hiện Kế hoạch chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của lực lượng QLTT đã thu được kết quả tích cực, xử phạt 2.833 vụ, với số tiền vi phạm hành chính gần 24 tỷ đồng và trị giá hàng hóa vi phạm trên 26 tỷ đồng.
Tuệ Minh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh