Thứ sáu 02/05/2025 20:35

Triển khai NSW, ASW: Chưa theo kịp thực tiễn

Với mục tiêu tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Thời gian qua, các bộ, ngành đã tích cực thực hiện và đạt được kết quả bước đầu. Thế nhưng, so với yêu cầu thực tiễn và mục tiêu đặt ra, việc triển khai còn chưa hiệu quả.  

Nhiều vướng mắc

Theo Tổng cục Hải quan - Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về NSW, ASW - từ khi triển khai NSW đến cuối tháng 6/2018, mới có 11 bộ, ngành kết nối NSW với 53 thủ tục hành chính (TTHC). Trong khi đó, năm 2018, các bộ, ngành đặt mục tiêu kết nối thêm 143 TTHC lên NSW nhưng tiến độ triển khai rất chậm chạp. Phần lớn các bộ, ngành hiện đang thống kê, rà soát, đề xuất phương án hoặc đang ở mức dự thảo quy định văn bản pháp luật để thực thi biện pháp cải cách hành chính quản lý chuyên ngành (QLCN); nhiều phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra và còn mang tính hình thức.

Thúc đẩy triển khai NSW, ASW, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Về nguyên nhân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình cho rằng, trước đây, các bộ, ngành thực hiện theo các chính sách cũ được ban hành từ trước năm 2015 với số lượng chính sách quản lý liên quan tới 36 luật và 92 thông tư. Vì vậy, có nhiều quy định chồng chéo, gây khó khăn việc thực hiện kết nối NSW và thủ tục QLCN. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý để chuyển đổi toàn bộ TTHC trong lĩnh vực QLCN sang phương thức điện tử vẫn chưa đầy đủ, thiếu cơ chế phối hợp liên ngành để giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp (DN) một cách kịp thời, hiệu quả; chưa có cơ chế công nhận sự tham gia của bên thứ ba - các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho DN - trong thực hiện TTHC điện tử, tổ chức đánh giá sự phù hợp... Ngoài ra, còn có lý do từ việc một số loại hồ sơ, giấy tờ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc theo thông lệ quốc tế chưa được chấp nhận sử dụng dưới hình thức điện tử; nhận thức và tính chủ động của DN trong việc tìm hiểu, chấp hành các quy định về giao dịch điện tử trên NSW chưa cao.

Quyết liệt hơn trong chỉ đạo và thực hiện

Để đạt được mục tiêu đến hết năm 2020, tất cả các TTHC liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thông qua NSW dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Đồng thời, Việt Nam tham gia và triển khai đầy đủ ASW theo đúng cam kết và lộ trình thực hiện của các nước ASEAN; sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối và trao đổi thông tin với đối tác thương mại khác ngoài ASEAN theo các hiệp định và thỏa thuận mà Việt Nam tham gia.

Ông Nguyễn Công Bình cho biết, ưu tiên trước mắt là thiết lập và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin có khả năng kết nối thông suốt từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) tới 10 bộ, ngành khác và kết nối từ Việt Nam tới 4 nước trong khối ASEAN (gồm Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia).

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục tham mưu cho Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ thông qua Nghị định quy định thực hiện TTHC theo NSW, ASW và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch hành động thúc đẩy NSW, ASW và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020.

Tổng cục Hải quan sẽ đôn đốc, giám sát và trực tiếp triển khai, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đảm bảo điều phối các nguồn lực để triển khai hiệu quả mục tiêu đề ra.

Hiện tại, chưa có quy định pháp lý về việc công nhận lẫn nhau đối với chứng từ, giấy phép điện tử giữa Việt Nam với các đối tác thương mại trên thế giới.
Hoàng Châu

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh

Công ty Đức Khải bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 560 tỷ đồng

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng