Trái ngọt trên vùng “đất khát”

Chắt chiu tinh túy từ đất trời, từ bàn tay cần cù và khối óc của những con người vùng đất quanh năm đối diện với nắng rang và cát nóng, ở nơi nước ngọt cũng là một tài nguyên xa xỉ, vùng “đất khát” Ninh Thuận đang “nở hoa, kết trái” ngọt lành khi nông nghiệp công nghệ cao ngày càng phát triển với hàng loạt nông sản chất lượng.

Tự hào sản vật quê nhà

Khu bãi ngang xã An Hải, xã Phước Hải ở huyện Ninh Phước trước đây là vùng bán sa mạc, tình trạng cát bay, cát nhảy luôn xảy ra, rất khó cho nông nghiệp phát triển. Hiểu được những đặc trưng đó, Hợp tác xã (HTX) Tuấn Tú (xã An Hải) đã được thành lập vào tháng 6/2016 với 13 thành viên, sau này phát triển lên 63 thành viên, chuyên trồng cây măng tây xanh trên diện tích 45ha theo mô hình cánh đồng lớn.

Trái ngọt trên vùng “đất khát”

Mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao

Ông Hùng Ky - Chủ nhiệm HTX Tuấn Tú - cho biết, hiện nay, HTX đang trồng măng tây áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, có kế hoạch mở rộng diện tích trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đưa vào hệ thống các siêu thị, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, măng tây của HTX luôn được thương lái tiêu thụ hết với giá ổn định, không những mang lại giá trị kinh tế cao cho vùng đất cát này mà còn tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc Chăm của huyện Ninh Phước.

Không chỉ Ninh Phước, những năm gần đây, quyết sách về tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh đã tác động và biến vùng đất cát ngày nào trở thành khu vực giàu tiềm năng phát triển sản phẩm có tính đặc thù, khắc phục được những khó khăn của vùng đất vốn khô cằn, quanh năm thiếu nước ngọt. Đáng chú ý, đặc sản Ninh Thuận đang trải dài từ rừng xuống biển. Nếu như biển cả bao la mang lại nguồn lợi tôm giống, muối, rong, hải sản… thì vùng đất cằn, sa mạc hay đồi núi mang đến nho, măng tây, ổi, cừu, dê… Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), trong năm 2020 (theo Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 4/12/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận) tỉnh Ninh Thuận đã công nhận 69 sản phẩm OCOP, trong đó có 8 sản phẩm 5 sao, 10 sản phẩm 4 sao và 51 sản phẩm 3 sao.

Trái ngọt trên vùng “đất khát”

Sản xuất nước mắm đem lại nguồn thu không nhỏ cho địa phương

Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - chia sẻ, Ninh Thuận là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp, cộng với đất đai cằn cỗi và luôn trong tình trạng bị thiếu nước, khô hạn quanh năm, rất bất lợi trong việc phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, nhờ ứng dụng hiệu quả nông nghiệp công nghệ cao, đến nay, Ninh Thuận đang sở hữu những cây trồng đặc sản, là đặc thù của địa phương mà không nơi nào có được như: Nho, táo, cừu, hành, tỏi, măng tây, rong biển… “Đặc biệt, chúng tôi chủ trương nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp để sản phẩm mang lại giá trị cao nhất, có sức cạnh tranh, lợi thế so sánh với nhiều sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh khác cũng như của Việt Nam trên bước đường hội nhập” - ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đặng Kim Cương cho biết, thời gian qua, các cơ quan nghiên cứu của tỉnh đang tập trung vào các loại giống cây trồng đặc sản. Cụ thể như với cây nho, ngoài nho xanh và nho đỏ truyền thống, tỉnh đang cho ra đời các sản phẩm mới như: Nho đen, nho ba màu… với chất lượng tốt và màu sắc bắt mắt hơn.

Trái ngọt trên vùng “đất khát”
Nho là một trong những cây trồng đặc sản, đặc thù của địa phương

Để có được nguồn nông sản chất lượng trải dài từ biển lên rừng, thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cơ chế khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; ưu tiên các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp; đưa thành tựu khoa học- công nghệ mới, công nghệ cao gắn với đào tạo nghề cho nông dân trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm…

Đến nay, đã có một số doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm hàng hóa. Tiêu biểu, tỉnh đã có những mô hình liên kết theo chuỗi giá trị: Măng tây xanh; nho, táo, nha đam; chuỗi giá trị chăn nuôi heo liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty TNHH CJ ViNa Agri… Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã có 15 dự án đầu tư, với quy mô diện tích khoảng 250 ha, trong đó đã có một số dự án đi vào hoạt động.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, hình thành nhiều mô hình nông nghiệp mới, góp phần phát triển và nhân rộng như: Mô hình hợp tác (nuôi gia công) giữa các trang trại chăn nuôi heo với doanh nghiệp được thực hiện tại các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Bắc (có 39 trang trại với tổng đàn 38.000 con). Mô hình này tạo chuỗi liên kết từ khâu cung cấp giống đến bao tiêu sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các công ty và người nông dân. Hay mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại trang trại Sun and Wind, trang trại Phúc Farm, trang trại Ông Hạnh, trang trại Nhị Hà...

Trái ngọt trên vùng “đất khát”

Lãnh đạo tỉnh thăm mô hình liên kết trồng cây măng tây

Đặc biệt, việc phát triển du lịch gắn với nông nghiệp đã góp phần quảng bá những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Ninh Thuận đến với du khách. Đây là giải pháp giúp quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả. Tiêu biểu, mô hình trồng nho kết hợp với du lịch sinh thái tại HTX Thái An chủ trì liên kết với nông dân, quy mô 30 ha, toàn bộ được áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước. Đây là mô hình sản xuất gắn với tham quan du lịch, sản phẩm được khách tham quan mua tại vườn với giá bán cao hơn 20-25% so giá thu mua của các nậu vựa, doanh nghiệp trong tỉnh.

Hỗ trợ mạnh hơn cho nông nghiệp

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Ninh Thuận định hướng tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua việc thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn, cây ăn quả; đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp; thu hút mạnh doanh nghiệp và các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ mới nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới.

Từ đó, khai thác tốt nhất các lợi thế của vùng tiểu khí hậu khô hạn, để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội để thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tăng khả năng cạnh tranh thông qua sự khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường thông qua phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP quốc gia. Nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho cư dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Trái ngọt trên vùng “đất khát”

Sản xuất, chế biến nha đam

Ông Đặng Kim Cương cho hay, với các sản phẩm đặc thù, Ninh Thuận định hướng phát triển theo hướng đi vào chiều sâu. Đầu nhiệm kỳ 2021 - 2025, ngành nông nghiệp tỉnh đã ban hành 4 đề án lớn, trong đó có 1 nghị quyết để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó định hướng nâng tầm sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi giá trị. Đồng thời, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn với các sản phẩm cừu và dê - những sản phẩm là đặc trưng riêng của Ninh Thuận, trong đó bao gồm phát triển cả nguồn gen và phòng ngừa dịch bệnh.

Riêng với sản phẩm OCOP, phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP, trong đó có thêm 2 - 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1 - 2 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia; 1 - 2 sản phẩm tiềm năng chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia thực hiện Chương trình OCOP; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP và đặc thù Ninh Thuận.

Để đạt được những mục tiêu kể trên, điều đầu tiên là phải ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Muốn làm được thì phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học để hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao các ứng dụng khoa học - công nghệ. Các nhà đầu tư, các dự án, các trang trại phải có quyết tâm, có năng lực để triển khai chuyển giao khoa học - kỹ thuật tại dự án của mình lan tỏa cho bà con nhân dân.

Về chính sách, ông Trần Quốc Nam cho hay, Ninh Thuận đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách một cách tốt nhất, cao nhất để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân triển khai, áp dụng ứng dụng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh trên địa bàn của tỉnh.

Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận:

Dù biết rằng điều kiện khí hậu khó khăn, bất lợi nhưng Ninh Thuận cũng có những lợi thế với nhiều sản phẩm đặc thù. Nếu có sự đồng hành của doanh nghiệp, chúng tôi tin rằng nông nghiệp của Ninh Thuận sẽ ngày càng phát triển và chúng ta có thể mang ngày càng nhiều sản phẩm đi ra với thế giới bên ngoài.

Hồng Hà - Kim Xuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ông Lâm Tú Thanh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu được được điều động, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.
Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Thời gian vừa qua, một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận và cứu chữa nhiều trường hợp bị tai nạn lao động.
Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Với việc tổ chức xuyên suốt nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, trải nghiệm thú vị, 5 ngày lễ, Măng Đen đón khoảng 50.000 lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Ngày 2/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi khảo sát, đôn đốc tiến độ thi công các công trình trọng điểm.
Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Cần Thơ đạt 11.534,8 tỷ đồng.
Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Những mâm ngũ quả tuyệt đẹp trong ngày hội “Tạo hình nghệ thuật” được người Bình Dương sáng tạo từ chất liệu cây trái đặc sản.
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt khoảng 1.336 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ (27/4 đến 1/5); tỉnh Thanh Hóa đã đón khoảng trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với cùng kỳ 2023.
Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 233.000 lượt khách tham quan lưu trú và du lịch, doanh thu ước đạt 600 tỷ đồng.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành triển khai ngay các giải pháp cấp bách tăng cường tiết kiệm điện, góp phần đảm bảo cấp điện ổn định.
4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Nam Định tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.
Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại

Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại ''siêu ban'' ở Hà Nội

Báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình dân dụng TP. Hà Nội cho thấy, “siêu ban” này chưa phát hiện vụ việc tham nhũng.
Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa hiện có 826 cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; trong đó có 700 cơ sở thuộc diện phải di dời.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

Đơn hàng của doanh nghiệp tăng cùng một số sự án sản xuất mới đã đi vào vận hành giúp Nam Định tăng xuất khẩu và xuất siêu trong 4 tháng đầu năm 2024.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp thời tiết nắng nóng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Càng về chiều tối, lượng khách kéo đến ngày càng đông.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Tượng đài "Con tàu tập kết" được xây dựng nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ và của cả nước với vị trí là trận thắng bước ngoặt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động