Thứ năm 28/11/2024 14:31

TP. Hồ Chí Minh thực hiện 4 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Để ứng phó kịp thời, có hiệu quả trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, đồng thời chung sức, đồng lòng cùng doanh nghiệp (DN) quyết tâm nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản số 2724 về Kế hoạch hỗ trợ DN bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố (TP).

Theo ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, mục đích kế hoạch nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh những nơi có nhu cầu, hoạt động hiệu quả và đảm bảo điều kiện an toàn theo tiêu chí của UBND TP. Qua đó, góp phần giữ ổn định tăng trưởng kinh tế, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh khi dịch được kiểm soát, đảm bảo thu ngân sách nhà nước và chi thường xuyên.

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19

Đặc biệt, kế hoạch còn nhằm duy trì hoạt động hỗ trợ vốn, giảm chi phí cho các DN đang sản xuất để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid. Đồng thời, đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống cho người lao động, cũng như hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho người lao động, người sử dụng lao động.

Từ mục đích trên, UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND TP. Thủ Đức, các quận huyện tiếp tục theo dõi sát tình hình hoạt động, chủ động nắm bắt các khó khăn vướng mắc của DN để kịp thời giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết với tinh thần hỗ trợ tối đa cho DN và người lao động.

Trong đó, các Sở, ban, ngành phụ trách các lĩnh vực phải chủ động cập nhật các chính sách hỗ trợ mới và đề xuất triển khai ngay với các hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN, người lao động tiếp cận chính sách.

Về các nhóm giải pháp hỗ trợ, TP. Hồ Chí Minh đưa ra 4 nhóm giải pháp gồm: Giải pháp hỗ trợ về tín dụng; giải pháp hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; giải pháp hỗ trợ mở rộng thị trường và giải pháp hỗ trợ về thông tin, đào tạo nguồn nhân lực.

Cụ thể, về giải pháp hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu phân loại DN theo mức độ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 và tác động đối với kinh tế - xã hội TP, gồm 3 nhóm DN: phá sản, tạm dừng, đang hoạt động (mô hình sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường 2 điểm đến”) . Trên cơ sở đó tổ chức rà soát, phân tích tình hình hoạt động, những khó khăn, vướng mắc từng nhóm, đề xuất chính sách phù hợp.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương tham mưu đề xuất tiêu chí xác định DN cần được ưu tiên tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, đạt kết quả nhanh, ngay trong tháng 8, có danh sách thứ tự ưu tiên theo lĩnh vực ngành nghê. Đồng thời nghiên cứu, báo cáo UBND TP phương án trình HĐND TP về chính sách hỗ trợ chi phí cho DN hoạt động theo mô hình sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường 2 điểm đến” nếu đủ điều kiện và khả thi.

Song song đó, UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất UBND TP ban hành quy chuẩn hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch để DN quay lại hoạt động với lộ trình cụ thể, có thể mở từng bước để kiểm tra tính an toàn, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình. Trước mắt thí điểm đối với một số khu công nghiệp, khu chế xuất đã hoàn thành việc tiêm vắc xin mũi 2 để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và an toàn sản xuất…

UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND TP. Thủ Đức, các quận huyện triển khai ngay các giải pháp trong tháng 8/2021. Đặc biệt, tập trung vào các giải pháp để hỗ trợ hộ kinh doanh, DN nhanh chóng hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.

Ngoài ra, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ UBND TP. Thủ Đức, các quận huyện phải thường xuyên, chủ động nắm bắt tình hình khó khăn, vướng mắc của DN. Từ đó khẩn trương xử lý ngay những nội dung thuộc chức năng, thẩm quyền, trường hợp cần thiết thì nhanh chóng phối hợp Sở ngành, quận huyện liên quan để tháo gỡ ngay cho DN, không để chậm trễ. Trường hợp vượt thấm quyền thì nhanh chóng báo cáo, đề xuất UBND TP chỉ đạo.

Thanh Minh

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

Thanh Hóa: Nguyên nhân nào khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ?

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Lai Châu: Tổ chức diễn đàn và tặng Bằng khen cho 10 thanh niên khởi nghiệp xuất sắc

Bình Dương: khởi công dự án chung cư dành cho người thu nhập trung bình

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My