Thứ sáu 29/11/2024 22:36

TP. Hồ Chí Minh tăng cường dẹp các chợ tự phát để đảm bảo ATVSTP

Tại buổi làm việc ngày 7/6 với Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP. Hồ Chí Minh sau 3 tháng đi vào hoạt động, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến đã chỉ đạo UBND 24 quận, huyện trên địa bàn phải có kế hoạch dẹp các chợ tự phát vì đây là đầu mối cho thực phẩm bẩn.

Báo cáo hoạt động của Ban quản lý ATTP sau 3 tháng, ông Lê Minh Hải, Phó Trưởng Ban quản lý ATTP thành phố - cho biết, từ khi đi vào hoạt động, công tác quản lý ATTP của thành phố đã đạt được một số kết quả quan trọng song vẫn còn tồn tại khó khăn cần có sự tăng cường, phối hợp giữa Ban quản lý ATTP với UBND 24 quận, huyện trong thời gian tới.

Nêu cụ thể các khó khăn, ông Hải cho hay, hiện lực lượng làm công tác quản lý ATTP tại tuyến quận, huyện chỉ có 1 - 2 người; tuyến xã, phường không có cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn, thiếu trang thiết bị test nhanh... Bên cạnh đó, vẫn còn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không phép hoạt động trên địa bàn không kiểm soát được về điều kiện chế biến, nguyên liệu chế biến. Dẫn tới việc đảm bảo công tác ATTP tại chợ truyền thống còn hạn chế…

Trước những tồn tại trên, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết, để làm tốt công tác đảm bảo VSATTP, hàng quý, UBND thành phố sẽ có đánh giá sơ kết, để các sở, ban ngành liên quan cùng nhau phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Cùng với đó, thành phố sẽ hỗ trợ kinh phí để Ban quản lý ATTP mua thêm dụng cụ test nhanh; đẩy mạnh tuyên truyền về các cơ sở sản xuất sạch, uy tín cũng như cơ sở không đảm bảo chất lượng trên Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh.

Ông Trần Vĩnh Tuyến cũng chỉ đạo, trong tháng 7 tới, 3 chợ đầu mối của thành phố sẽ không còn lợn, gà, thực phẩm không rõ nguồn gốc vào chợ. Cùng với đó, trong tháng 7, UBND 24 quận huyện, có kế hoạch dẹp sạch các chợ tự phát, bởi đây là nơi, đầu mối cho thực phẩm bẩn.

Để hỗ trợ thực hiện tốt việc này, Sở Công Thương phải tăng cường cửa hàng lưu động bình ổn giá tại các khu công nghiệp, khu đông công nhân và người lao động. Chậm nhất ngày 15/7, các huyện phải báo cáo về kế hoạch dẹp các chợ tự phát. Sở Công Thương có kế hoạch báo cáo về kế hoạch phát triển các cửa hàng bình ổn giá lưu động tại các khu vực có đông công nhân, người lao động.

Riêng Ban quản lý ATTP thành phố, từ nay tới cuối năm cần tổ chức ít nhất 2 lần tập huấn về các quy định của Nhà nước về ATTP; tổ chức 2 đợt diễn tập để ứng phó với sự cố ATTP một ở trường học, một ở khu chế xuất.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Khẩn trương xác định nguyên nhân tiếng nổ lớn trên núi Làng Nủ

Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Đà Nẵng: Nhân rộng livestream bán hàng tại các chợ truyền thống

Lâm Đồng: Thu hồi 221 Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại huyện Lâm Hà

Chính quyền TP. Đà Lạt kịp thời thăm hỏi các nạn nhân trong vụ lật xe taxi trên địa bàn

Hải Phòng: Phát động Ngày hội mua sắm trực tuyến và các sự kiện thúc đẩy phát triển thương mại điện tử

Hải Dương: Kinh tế - xã hội phục hồi rõ nét, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Quảng Ninh: Quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng địa bàn không có tệ nạn ma túy

Lai Châu công bố các quyết định về công tác cán bộ

Hơn 200 gian hàng hội tụ tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2024

Quảng Ninh phát triển kinh tế biển xanh bền vững gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Hơn 242 tỷ đồng ủng hộ, chung tay cùng tỉnh Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Lai Châu: Tập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

Thanh Hóa: Nguyên nhân nào khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ?

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Lai Châu: Tổ chức diễn đàn và tặng Bằng khen cho 10 thanh niên khởi nghiệp xuất sắc