Chủ nhật 11/05/2025 13:17

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện chùm ca bệnh cúm A/H1N1 tại một trường tiểu học

HCDC TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện chùm ca bệnh cúm A (H1N1) tại quận 10, làm 20 học sinh tại một trường tiểu học nghỉ bệnh bất thường.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) - cho biết: vừa phát hiện chùm ca bệnh cúm A (H1N1) tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP. Hồ Chí Minh), khiến 20 học sinh nghỉ bệnh bất thường.

Nhân viên y tế tổ chức thăm khám, điều tra dịch tễ cho trẻ lớp 4/2 trường Võ Trường Toản, quận 10, TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: HCDC)

Trước đó, vào 16/3/2023, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh nhận được tin báo của Trung tâm y tế quận 10 về việc số học sinh nghỉ ốm tăng bất thường tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản. Ngay sau khi nhận thông tin, Trung tâm đã nhanh chóng phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 và Trung tâm Y tế quận 10 thực hiện điều tra dịch tễ, tổ chức thăm khám cho các trẻ.

Trong 2 ngày 15 -16/3, số học sinh nghỉ học vì bệnh trong một lớp tăng cao bất thường. Có tổng cộng 20 học sinh bị bệnh với các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, ói, nhiều học sinh có dấu hiệu sốt đến 39℃.

Sau khi thăm khám các học sinh có triệu chứng, các bác sĩ nhận định ban đầu nghi ngờ các trẻ mắc cúm và thực hiện lấy ngẫu nhiên 6 mẫu xét nghiệm cúm. Mẫu xét nghiệm được gửi về Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh để tiến hành phân lập. Đến ngày 17/3/2023, kết quả cho thấy 6/6 mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với cúm A (H1N1). Tính từ ngày 17/03/2023 đến nay, lớp học chưa ghi nhận thêm trường hợp mới có triệu chứng.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh (Ảnh: HCDC)

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, trong những tháng đầu năm, TP. Hồ Chí minh đã ghi nhận các chùm ca bệnh hô hấp ở trường học ở quận Bình Thạnh và mới đây là quận 10. Các chùm ca bệnh đã được ghi nhận và xử lý sớm không lây lan ra cộng đồng.

Hiện TP. Hồ Chí Minh đang vào mùa cao điểm của các bệnh đường hô hấp, dễ lây lan trong môi trường tập trung đông người. Do đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố khuyến cáo, các cơ sở giáo dục cần thực hiện quản lý học sinh bằng công tác điểm danh mỗi ngày, qua đó phát hiện sớm các học sinh có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm. Trường hợp phát hiện học sinh mắc bệnh truyền nhiễm hoặc ghi nhận có từ 2 học sinh cùng có vấn đề sức khoẻ trong cùng một thời gian, số lượng học sinh bị bệnh tăng bất thường, nhà trường cần báo ngay cho Trạm Y tế và Trung tâm Y tế địa phương để có hướng xử lý kịp thời. Khi có trường hợp học sinh nghỉ nhiều ngày liên tiếp mà không rõ lý do, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường phải chủ động liên hệ phụ huynh để xác định có phải bị bệnh truyền nhiễm.

Khi đã phát hiện có chùm ca bệnh tại trường, nhà trường cần tiếp tục theo dõi tình hình học sinh nghỉ bệnh hoặc có triệu chứng mới hàng ngày tại trường (kể cả ngày nghỉ). Cập nhật danh sách học sinh mắc bệnh theo triệu chứng, thời gian, lớp học và báo cáo về Trạm Y tế theo quy định. Trạm Y tế có trách nhiệm hỗ trợ nhân viên y tế trường học khám, khai thác triệu chứng, tiền sử ăn uống, sinh hoạt của học sinh và phối hợp với Trung tâm Y tế giám sát theo dõi tình hình dịch bệnh tại trường, báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố hàng ngày.

Ngoài công tác theo dõi, giám sát của nhà trường thì phụ huynh nên chủ động đưa con đi khám bệnh sớm khi có các triệu chứng nghi ngờ và phản hồi thông tin về nhà trường để quản lý, theo dõi. Nên cho con đi tiêm ngừa các bệnh đã có vaccine như cúm, thủy đậu, quai bị. Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ bệnh nặng do bệnh truyền nhiễm.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh truyền nhiễm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả