Thứ tư 04/12/2024 16:27

TP. Hồ Chí Minh: Chỉ đạo rà soát toàn bộ các cơ sở sản xuất rượu, thuốc lá

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có thông báo đến các đơn vị về việc tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước trên địa bàn.

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi các Sở Công Thương, Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường, Cục Hải quan, UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện, Công an Thành phố về việc tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước.

Trong công văn trên, UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Công Thương ban hành văn bản chỉ đạo rà soát toàn bộ các cơ sở sản xuất rượu, thuốc lá trên địa bàn.

Cùng với đó, phối hợp với Cục Thuế và các cấp, ngành thực hiện rà soát, tổng hợp, đánh giá trên cơ sở rà soát đến từng xã, phường về thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh (thời gian bắt đầu sản xuất công suất hoặc quy mô năng lực sản xuất thực tế - sản lượng sản xuất, tiêu thụ - doanh thu, lợi nhuận - bao bì, mẫu mã - sản phẩm OCOP hay thủ công truyền thống bán trong và ngoài Thành phố liên kết sản xuất,...); công tác cấp phép; đăng ký, sử dụng tem; đăng ký, kê khai nộp thuế.

UBND TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi vi phạm quy định về dán tem đối với rượu và thuốc lá theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022).

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra mặt hàng rượu tại một cửa hàng trên địa bàn.

UBND TP. Hồ Chí Minh cũng giao UBND TP. Thủ Đức, các quận, huyện, các cấp, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp, liên minh hợp tác xã... phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế tiếp tục quán triệt, chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác quản lý tem điện tử rượu, tem điện tử thuốc lá trên địa bàn theo Thông tư số 23/2021/TT-BTC.

Đồng thời, yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm bày bán, lưu thông trên địa bàn, đẩy mạnh công tác truyền thông đến từng phường xã, thôn bản, tổ dân phố, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức cá nhân sản xuất rượu, thuốc lá. Cùng với đó, quán triệt các cấp ngành, đoàn thể, các đơn vị, tổ chức, cơ quan nhà nước chỉ đạo không sử dụng sản phẩm không dán tem, không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ theo quy định.

Trước đó, qua khảo sát công tác quản lý, sử dụng tem điện tử đối với sản phẩm rượu, thuốc lá trên địa bàn cho thấy còn một số hạn chế trong việc quản lý tem. Biểu hiện là còn có nhiều sản phẩm, nhất là rượu thủ công bày bán công khai, tiêu thụ trên thị trường nhưng không đăng ký, dán tem.

Nguyên nhân chủ yếu là công tác phối hợp giữa các cấp ngành với cơ quan thuế trong việc rà soát thực tế hoạt động sản xuất, quản lý cấp phép để xác định tổ chức cá nhân thuộc diện quản lý sử dụng tem chưa được chặt chẽ, thường xuyên.

Bên cạnh đó, hiện cũng chưa có giải pháp đồng bộ quản lý, sử dụng tem điện tử đối với hoạt động sản xuất rượu, thuốc lá trên địa bàn. UBND TP. Hồ Chí Minh nhận định, công tác tuyên truyền chưa thực sự định hướng và tác động mạnh mẽ đến ý thức tuân thủ của tổ chức cá nhân sản xuất rượu, thuốc lá cũng như quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng, tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong việc quán triệt sử dụng sản phẩm đã dán tem theo quy định.

Tấn Hiệp
Bài viết cùng chủ đề: rượu thủ công

Tin cùng chuyên mục

Cục Hải quan Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý 183 vụ vi phạm trong tháng 11

Nam Định: Tạm giữ 1.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Bạc Liêu: Quản lý thị trường tổ chức tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường Nghệ An đạt nhiều thành tích nổi bật trong năm 2024

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Lâm Đồng: Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Hà Nội: Siết chặt quản lý, xử phạt các cửa hàng kinh doanh trái cây vi phạm

Nghệ An: Phát hiện đối tượng vận chuyển gần 50 kg pháo trái phép

Hà Nội: Xử lý 359 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 11/2024

Bắc Giang: Xử phạt Tập đoàn Thắng Phát do sản xuất, đóng gói hàng hóa vi phạm nhãn hiệu sơn Maxten

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chống buôn lậu khu vực biên giới

Trong tháng 11/2024, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Long xử phạt 51 vụ vi phạm

Ninh Bình: Tạm giữ điện thoại di động dấu hiệu nhập lậu tại hộ kinh doanh xã Yên Lâm

Tây Ninh: 11 tháng, Quản lý thị trường thu ngân sách gần 5 tỷ đồng

Hà Nội: Siết chặt quản lý mỹ phẩm, xử phạt hơn 800 triệu đồng

Cục QLTT Quảng Bình: Kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vào dịp cuối năm

Quảng Ninh: Phát hiện, xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Lào Cai: Xử lý gần 700 vụ vi phạm, tăng cường kiểm tra dịp cao điểm cuối năm

Bắc Giang: Giám sát chất lượng hàng hóa tại Tuần lễ thương mại quốc gia và Online Friday 2024

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng