Thứ ba 24/12/2024 02:46

Tổng hợp các lễ hội tháng 1 âm lịch (Tháng Giêng) 3 miền

Báo Công Thương tổng hợp các lễ hội ở 3 miền Bắc - Trung - Nam trong tháng 1 âm lịch, hay còn gọi là tháng Giêng tại Việt Nam.

Các Lễ hội lớn Tháng Giêng tại miền Bắc

1. Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn tại Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách tham quan mỗi dịp đầu năm.

Lễ được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Thủ đô Hà Nội. Nơi đây được ví như một khu phức hợp giữa tôn giáo và văn hóa bao gồm những ngôi chùa Phật giáo, những ngôi đền thờ các thần long nhãn và tín ngưỡng nông nghiệp.

Lễ hội chùa Hương diễn ra trong khoảng thời gian dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Khai hội chính thức bắt đầu lễ hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, cũng là ngày mở cửa rừng của người dân.

Lễ hội chùa Hương (Ảnh minh hoạ)

2. Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)

Lễ hội Yên Tử được tổ chức nhằm tỏ lòng biết ơn tới Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Người đã sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm. Lễ hội thường bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân hàng năm. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi.

Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, biểu diễn các tiết mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử… sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn.

3. Lễ hội đền Gióng (Hà Nội)

Khai hội vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm. Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Lễ hội diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: Lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội)

4. Lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội)

Lễ hội gò Đống Đa hay còn gọi là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ đến những chiến công chống giặc ngoại xâm cứu nước của vua Quang Trung. Lễ hội mang những nghi lễ truyền thống, cờ hoa rực rỡ cùng tiếng trống chiêng thôi thúc chiến đấu, làm sống dậy những trang sử vẻ vang của dân tộc.

Lễ hội thường diễn ra vào ngày 5 tháng 1 âm lịch hàng năm. Lễ hội này cũng được tổ chức tại Bình Định vào chiều mồng 4 và mồng 5 tết âm lịch.

5. Lễ hội Khai Ấn Đền Trần (Nam Định)

Lễ hội Khai Ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu xuân hằng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương triều nhà Trần đã có công dựng nước khai sông, lấn biển mở mang bờ cõi với hào khí Đông A sáng ngời, ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Ngoài ra, lễ hội còn ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị.

Lễ Khai Ấn tổ chức đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng hàng năm tại Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định).

6. Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc)

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu diễn ra tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc từ ngày 16-17 tháng Giêng. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa nhất (tương truyền có từ thời Hùng Vương) còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ.

7. Hội hoa Vị Khê (Nam Định)

Làng Vị Khê của xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là một trong những làng chuyên cây cảnh lâu đời nhất nước. Tương truyền làng được hình thành từ thế kỉ thứ 3, với tên gọi Nguyễn Gia Trang. Người có công đưa nghề cây thế về làng, hiện được thờ làm Thành hoàng là cụ Ngô Gia Tự. Từ đời nhà Lý, làng hoa này rất nổi tiếng về nghệ thuật uốn tỉa cây thế và trồng cây cảnh. Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng Giêng.

8. Hội Xoan (Phú Thọ)

Diễn ra tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ. Lễ hội được tổ chức từ 7-10 tháng Giêng, tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Phần lễ có tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng với cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông.

Ngoài phần nghi lễ, hội còn có nhiều hoạt động khác như diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng.

9. Lễ hội Bà chúa Kho (Bắc Ninh)

Lễ hội Bà chúa Kho thường khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc". Đây là phong tục lâu đời tại địa phương cũng như những người kinh doanh, buôn bán.

Theo truyền thuyết Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh) nơi bà sinh ra. Tại xã Cổ Mễ, nhân dân làm đền thờ bà Chúa tại núi Kho, nên còn có tên là đền thờ bà Chúa Kho.

10. Lễ hội Lim (Bắc Ninh)

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.

Hội Lim là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bề, dưới bến.

Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ người, đu tiên, thi dệt vải, nấu cơm..

11. Hội chùa Keo (Thái Bình)

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Hội chùa Keo được tổ chức nhằm tưởng nhớ suy tôn Ðức Thiền sư Không Lộ - người sáng lập chùa và rất giỏi Phật pháp, Ngài đã có công chữa khỏi bệnh cho vua Lý và được phong làm quốc sư.

Mỗi năm chùa tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày 4 tháng 1 âm lịch. Hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính.

12. Hội chợ Viềng (Nam Định)

Chợ Viềng (lối gọi theo tiếng cổ của Chợ Xuân) là phiên chợ đầu năm họp vào đêm mùng 7 ngày mùng 8 ở Nam Định. Theo gia phả họ Trần, chợ Viềng có từ thời cổ xưa và hình thành theo tục lệ làng xã của người dân địa phương. Từ "Viềng" là từ Hán Việt có nghĩa là: thăm hỏi, viếng thăm, trò chuyện. Nam Định có 4 chợ Viềng nhưng du khách chủ yếu biết đén đó là: Chợ Viềng ở Phủ Dầy, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Phủ, đây là chợ viềng chính của Nam Định. Chợ Viềng ở gần chùa Bi, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Chùa (hay Viềng Tỉnh).

Với ý nghĩa “mua may bán rủi" đầu năm thì du khách đến chợ Viềng không cần mặc cả. Bởi người dân quan niệm rằng, việc người bán không thách giá, người mua không mặc cả sẽ đem lại niềm vui, sự thoải mái cho cả đôi bên nên người bán và người mua có thêm niềm tin vào sự đầu năm sung túc.

Những lễ hội miền Nam và miền Trung

1. Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh)

Hàng năm tại núi Bà Đen có hai lễ hội lớn tiêu biểu: hội Xuân núi Bà và hội Vía Bà. Hội Xuân bắt đầu từ ngày mùng 4 tháng Giêng và kéo dài trong suốt tháng Giêng với các sự kiện, lễ hội truyền thống cách mạng, cùng với các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo.

Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn kính bà Lý Thị Thiên Hương con của quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn được phong là “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Hội Xuân Núi Bà Đen Tây Ninh thể hiện bản sắc dân tộc một cách sâu sắc mà còn truyền tải những ước mong của người dân mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh)

2. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)

Lễ hội Chùa Bà hằng năm được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại miếu Bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” mà người dân thường gọi là Chùa Bà.

Lễ cúng vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi. Ngôi chùa được trang hoàng cờ và đèn lồng từ cửa tam quan vào đến điện thờ. Mười hai chiếc lồng đèn lớn trang trí đẹp mắt tượng trưng cho 12 tháng trong năm treo thành một hàng dài trước sân chùa, tạo quan cảnh ngày hội thêm lộng lẫy. Ngày 15, lễ rước kiệu Bà được tổ chức theo lối cổ truyền: kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm TP. Thủ Dầu Một cùng đội múa lân, mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới tại chùa và trước nhà mình nơi đoàn rước kiệu Bà đi qua.

3. Lễ Nguyên Tiêu tại khu người Hoa (TP. Hồ Chí Minh)

Người ta bắt đầu nô nức đi lễ chùa Hoa ở Chợ Lớn từ chiều 14 cho tới suốt ngày Rằm tháng Giêng để cầu phúc trong năm mới. Vào dịp Rằm tháng Giêng, một số bà con người Hoa đến lễ chùa và xin vay mượn tiền của các vị thần thánh trong chùa như Ông Bổn, Quan Công để làm ăn buôn bán. Sự vay mượn này có tính chất tượng trưng, nhưng đến cuối năm vào Rằm tháng Chạp, bà con đến chùa trả lễ đầy đủ cả vốn lẫn lời bằng số tiền mặt bỏ vào các thùng phước sương.

Đối với các chùa Việt hay Hoa ở Sài Gòn, trọng tâm của lễ hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ cho mọi người.

4. Lễ hội cầu ngư (Thừa Thiên Huế)

Theo thông lệ, cứ 3 năm Lễ hội cầu ngư mới được tổ chức một lần ở Thái Dương Hạ, Thuận An, thành phố Huế vào ngày 12 tháng Giêng nhằm tưởng nhớ công ơn người đã khai canh, lập làng Trương Quý Công và các bậc tiền nhân.

Lễ hội xuất hiện từ hơn 500 năm trước, lễ hội truyền thống cầu ngư “tam niên đáo lệ” của làng Thái Dương Hạ có mục đích là cầu cho mưa thuận, gió hòa và cầu cho ngư dân ra biển làm ăn gặp nhiều may mắn.

5. Lễ hội Tết Nguyên tiêu ở Hội An (Quảng Nam)

Ở Hội An, cứ sau ngày Khai hạ (mồng 7 tháng Giêng), người dân lại nô nức chuẩn bị Tết Nguyên tiêu. Lễ tết này ở Hội An mang những giá trị văn hóa tiêu biểu và có những nét đặc trưng riêng so với nhiều nơi ở Việt Nam và châu Á do được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa của Việt Nam và có sự giao lưu văn hóa với các nước Trung Hoa, Nhật Bản trong suốt thời kỳ hoàng kim của thương cảng quốc tế Hội An.

Ngày 2/2/2023, Bộ VH-TT-DL đã công nhận Tết Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

6. Hội vật ở Làng Sình (Thừa Thiên Huế)

Diễn ra từ mùng 9-10 tháng Giêng. Làng Sình hay còn có cái tên gọi khác là Làng Lại Ân nằm ở hữu ngạn sông Hương thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ. Được xem là một sinh hoạt văn hoá mang nét đặc trưng của người Việt. Hội Vật được tổ chức không vì mục đích tuyển chọn võ sĩ. Mà nó được xem như là một hoạt động giải trí đơn thuần sau những ngày Tết. Bởi vậy, ngoài việc thể hiện sức khỏe còn tạo tiếng cười cho mọi người. Giúp người dân có được tinh thần sảng khoái để bước vào năm mới.

7. Lễ hội đền vua Mai Hắc Đế (Nghệ An)

Lễ hội đền vua Mai Hắc Đế từ lâu đã trở thành một trong những nét đẹp truyền thống của người dân Nam Đàn. Cũng như là điểm đến thú vị của du khách thập phương trong những ngày đầu xuân. Cứ đến hẹn lại lên, du khách từ mọi nơi lại nô nức trở về lễ hội Đền Vua Mai. Mục đích là để tưởng nhớ công đức Vua Mai Thúc Loan cùng với các tướng lĩnh của ông đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Từ đó xây dựng nước Vạn An độc lập (722-726). Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 16 tháng Giêng

Ngoài ra trong tháng Giêng, trên khắp cả nước còn có nhiều lễ hội khác gắn với những địa điểm du lịch tâm linh. Đây cũng là dịp để người dân cả nước du xuân, vãn cảnh, cầu mong một năm mới tốt lành, bình an.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: lễ hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chia vui, chúc mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Kết quả trận Việt Nam và Myanmar tại AFF Cup 2024: Hiệu ứng Xuân Son, chủ nhà đại thắng

Hải Phòng: 71 tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại triển lãm mỹ thuật “Nắng và Lắng”

Triển lãm mỹ thuật Nét vẽ tình thân: Khi phạm nhân là người sáng tác

TikTok Live Fest 2024: Vinh danh hàng loạt nhà sáng tạo nội dung live

Khám phá những câu chuyện lịch sử tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Trực tiếp bóng đá Việt Nam và Myanmar (hết giờ): Show diễn của Xuân Son

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Việt Nam và Myanmar, 20h00 ngày 21/12, AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/12, rạng sáng 22/12: Việt Nam đấu với Myanmar tại AFF Cup 2024

Không khí lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới 2025 sôi động ngập tràn TP. Đà Nẵng

Hứa hẹn đêm nhạc Quốc tế Dalat Spring Concert miễn phí sẽ bùng nổ tại Đà Lạt

Hiện tượng concert ‘Anh trai say hi’ và triển vọng ngành công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới

Mù Cang Chải: Điểm đến thu hút du khách với những trải nghiệm giàu bản sắc văn hóa

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Thái Lan và Campuchia, 20h00 ngày 20/12, bảng A AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/12, rạng sáng 21/12: Thái Lan đấu với Campuchia tại AFF Cup 2024

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Chelsea và Shamrock Rovers, 3h00 ngày 20/12, UEFA Conference League 2024/2025