Thứ ba 26/11/2024 13:58

Tổng cục Quản lý thị trường phát hiện tổng kho hàng giả ở Tuyên Quang “3 ngày kiểm đếm mới hết”

Tổng cục Quản lý thị trường phát hiện tổng kho gia dụng hàng giả, hàng lậu ở Tuyên Quang, phải mất “3 ngày kiểm đếm mới hết” hàng hóa.

Với diện tích trên 2.000m2, cơ sở của ông Nguyễn Thu Đông kinh doanh chủ yếu qua livestream với đủ các lĩnh vực từ thời trang, may mặc, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu, hàng không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường. Trung bình 1 ngày, hàng ngàn đơn hàng được chốt và giao cho khách.

Sáng ngày 6/10, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý thị trường Tuyên Quang đồng loạt kiểm tra 03 tổng kho, cửa hàng kinh doanh lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Tại hộ kinh doanh Nguyễn Thu Đông, địa chỉ thôn Tân Thành, xã Thái Hoà, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang do ông Nguyễn Thu Đông (sinh năm 1984) làm chủ, lực lượng chức năng nhận định đây là một trong những tổng kho bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thời trang, gia dụng, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Một góc kho hàng hóa bị phát hiện

Ngay đầu giờ sáng, tại kho hàng của ông Nguyễn Thu Đông, gần 20 công nhân chủ yếu là người dân địa phương đã nhanh chóng bắt tay vào công việc thường nhật, đó là đóng gói các đơn hàng đã được chốt trên các page mà cơ sở này livestream trên Facebook "NHẬT MINH – Kho Đồ Gia Dụng” với 20.000 lượt thích và 43.000 lượt theo dõi. Mỗi livestream sau khi thực hiện được share trên nhiều tài khoản Facebook và Zalo.

Theo quản lý kho hàng, trung bình mỗi ngày, công nhân thực hiện đóng gói trên dưới 1.000 đơn sau đó giao cho đơn vị chuyển phát. Cuối mỗi buổi chiều, đơn vị vận chuyển (VNPost) sẽ đến nhận và giao hàng theo hình thức COD.

Hàng hóa được đóng gói chờ giao hàng theo hình thức COD

Trên mặt sàn hơn 2.000m2, chủ cơ sở phân chia thành nhiều khu vực riêng biệt, trong đó có khu vực trưng bày các sản phẩm để bán, khu vực kho hàng với đa dạng các chủng loại như hàng gia dụng, hoá mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang may mặc và khu vực để đóng gói sản phẩm sau chốt đơn... Các khu vực được thông nhau bằng ngách nhỏ với đường đi rích rắc như bàn cờ. Nếu chỉ nhìn ở ngoài, rất khó có thể phát hiện các kho hàng ẩn sâu phía trong cửa hàng. Chủ cơ sở thừa nhận, hàng hóa được bày bán chủ yếu nhập từ nguồn hàng thanh lý của chợ Ninh Hiệp (Hà Nội).

Tại đây, không khó để tìm thấy các sản phẩm mang các thương hiệu lớn như Louis Vuitton, nước hoa Chanel, Dior, Gucci, giày dép, quần áo Hermes, Adidas hay các loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Tỏi đen, sữa nghệ nano Curcumin. Đặc biệt, rất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của trẻ em, nhất là trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh như: khẩu trang, thực phẩm bổ sung, sữa... được vứt ngổn ngang trong nhiều ngóc ngách của kho.

Cùng thời điểm, tại cửa hàng kinh doanh H2, Km 27+600 đường Tuyên Quang - Hà Giang do ông Nguyễn Quang Hùng (sinh năm 1986) làm chủ, ngoài hàng hóa là quần áo may sẵn theo giấy đăng ký kinh doanh đã được cấp, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này trưng bày để bán nhiều mặt hàng vi phạm nhãn hiệu như Adidas, Nike, Hermes, Gucci...Lực lượng chức năng đang tiến hành kiểm kê phân loại các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm.

Còn tại Hộ kinh doanh Dương Hồng Nhung tại địa chỉ tổ nhân dân Tân Bắc, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên do bà Dương Hồng Nhung, sinh năm 1980 làm chủ, lực lượng chức năng ghi nhận hàng nghìn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, chủ yếu ở các lĩnh vực thời trang và may mặc.

Theo ông Trần Mạnh Lâm - Trưởng phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, bước đầu lực lượng chức năng nhận định một lượng lớn hàng hóa tại 3 địa điểm mà đơn vị phối hợp với lực lượng chức năng địa phương phát hiện, xử lý có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hoá nhập lậu và không đảm bảo điều kiện kinh doanh. “Chúng tôi đang tăng cường lực lượng để phân loại hàng hóa vi phạm, kiểm đếm, đối chiếu với hóa đơn chứng từ cơ sở xuất trình để xử lý đối với những hàng hóa vi phạm” - ông Trần Mạnh Lâm cho biết.

Theo ước tính, lượng hàng hóa vi phạm lên đến hàng chục nghìn sản phẩm. Theo dự kiến, phải mất 03 ngày làm việc, lực lượng chức năng mới có thể phân loại, kiểm đếm xong các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024