Thứ sáu 08/11/2024 21:28

Tình hình sản xuất và thương mại mặt hàng điều của Senegal

Senegal là nhà xuất khẩu lớn thứ 15 thế giới về điều thô với sản lượng 30.000 tấn/năm. Bốn vùng trồng chính gồm Kolda, Ziguinchor, Sédhiou và Fatick. Khoảng 75 - 95% sản lượng điều thô sản xuất ra được xuất khẩu. Điều của Senegal được đánh giá có chất lượng ngon hơn của Cote d’Ivoire và Nigeria.

Ngành điều đóng vai trò kinh tế và xã hội quan trọng trong các vùng sản xuất nhất là Sedhiou và Kolda, là nguồn thu nhập của gần 100.000 người, tạo việc làm chủ yếu cho phụ nữ. Ngoài ảnh hưởng về kinh tế - xã hội, các vườn điều còn bảo vệ đa dạng sinh học và chống xói mòn đất. Các vườn trồng điều có sản lượng từ 255 - 385 kg/ha, tuổi trung bình từ 21 - 28 năm với diện tích từ 2,1 - 3,7 ha.

Về thương mại điều thô, lợi nhuận tốt nhất cho những nhà sản xuất là khi năng suất trên 250 kg/ha và giá bán quả điều là hơn 500 FCFA/kg. Nhìn chung, thu nhập từ việc bán điều đáp ứng trung bình 60% nhu cầu của nhà sản xuất trong vòng một năm.

Với sản lượng ước tính 28 900 tấn điều thô năm 2019 (đứng thứ 9 về sản xuất tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới), vụ kinh doanh điều đã mang lại cho các bên tham gia ngành hàng doanh thu trên 25,1 tỷ Franc CFA (1 USD = 542 FCFA). Giá bán điều rơi tự do trước việc sản xuất thế giới dư thừa.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 lại gây ra cuộc khủng hoảng về chuỗi cung ứng, đặc biệt là tại Tây Phi, khu vực gặp rất nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển điều thô từ nơi sản xuất đến cảng biển. Tại Senegal, việc thu hoạch điều đã bị chậm trễ vì lý do cách ly. Gần 30.000 tấn điều thô của Senegal đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người mua. Các khách hàng quen là người Ấn Độ và Mauritania đã không có mặt ở vùng sản xuất do virus cản trở việc đi lại.

Năm 2021, nguồn cung điều thô của Senegal lại tăng. Senegal và Gambia thu hoạch muộn bắt đầu xuất khẩu trong những tuần đầu tháng 5 và bảo đảm sẽ có lãi. Giá thu mua điều thô tại vườn tháng 5 ổn định từ 500-510 Franc CFA/kg.Nhiều người dân bán điều để chi tiêu dịp Lễ kết thúc tháng Ramadan của người Hồi giáo (Aid El Fith). Hiện nay tất cả các nước Tây Phi đều có giá bán điều thô từ 1.250 - 1.500 USD/tấn, mức tương đối cao trong khi chất lượng lại giảm.

Xuất khẩu điều tại Senegal chủ yếu do lĩnh vực tư nhân thực hiện. Tư nhân nắm quyền kiểm soát nhất là về các giao dịch liên quan đến sản phẩm và xuất khẩu, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển của chợ đen.

Trên thực tế, các thương nhân Ấn Độ là tâm điểm của việc buôn bán bất hợp pháp dọc biên giới. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ giao cho thương nhân địa phương và các trung gian khác mang sản phẩm đến và chào giá cao hơn nhiều so với mức giá trung bình trên thị trường Senegal được Nhà nước sở tại ấn định mỗi năm. Thay vì đưa hàng qua cảng biển Dakar, Senegal nơi có chi phí khá cao và thủ tục hành chính kéo dài, những người buôn này xuất hàng qua cảng Banjul của Gambia.

Tuy nhiên, từ năm 2018, Chính phủ Senegal với ý định bảo về ngành điều và thu nhập đã quyết định đóng cửa biên giới với Gambia, buộc các doanh nhân này phải đưa điều qua cảng Zinguinchor (tại Senegal) mới được nâng cấp. Nhưng vấn đề khó khăn kỹ thuật và hành chính vẫn tồn tại do cảng chưa được trang bị để đón các tàu lớn có thể trực tiếp đi ra nước ngoài. Những thương nhân do vậy lại phải sử dụng cảng Dakar. Do đó, hoạt động buôn lậu vẫn tiếp tục và một số người buôn không ngần ngại sử dụng các mánh khóe hay hối lộ để đưa hàng qua cảng tại Gambia.

Do thiếu cơ sở hạ tầng bảo quản hay chế biến điều và do giá bán mà Nhà nước ấn định không tính đến ý kiến của người sản xuất mà nghe theo chi nhánh của các tập đoàn quốc tế nên những người sản xuất thường bán hàng ra chợ đen thông qua các trung gian thu được giá hấp dẫn mặc dù trên giấy tờ, việc này bị pháp luật nghiêm cấm.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu điều thô của nước ta từ Senegal đạt 28,8 triệu USD.

Hoàng Đức Nhuận - Thương vụ VN tại Algeria kiêm nhiệm Senegal

Tin cùng chuyên mục

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu