“Tiếp sức” ngành dệt may, da giày trong giai đoạn mới

Ngành dệt may, da giày có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Song, để tiếp tục duy trì vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của hai ngành này so với các quốc gia khác trên thế giới, đỏi hỏi một chiến lược toàn diện nhằm giải quyết những khó khăn, mở đường cho sự phát triển hơn trong thời gian tới.

Hướng tới những mục tiêu lớn

Ngày 10/9/2020 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam và góp ý kiến, xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Đưa dệt may, da giày thành ngành xuất khẩu chủ lực
Bộ Công Thương tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam

Trình bày tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển Công nghiệp hỗ trợ - Cục Công nghiệp nêu ra những mục tiêu chung và các giải pháp chiến lược cần thực hiện trong giai đoạn tới. Các mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn tới là đưa dệt may, da giày Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, ngành xuất khẩu chủ lực; hình thành mối liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị; phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động, môi trường và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế…

Cụ thể, giai đoạn 2020 - 2025, giá trị gia tăng trong ngành dệt may, da giày sẽ tăng trưởng khoảng 6,0 - 7,0%/năm; kim ngạch XK đạt 95 - 100 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng XK đạt 8 - 10%/năm; tăng tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ trong dây chuyền sản xuất. Giai đoạn 2026 – 2030, tăng trưởng giá trị gia tăng trong ngành dệt may, da giày đạt khoảng 5 - 8%/năm; kim ngạch XK đạt từ 120 - 130 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng XK đạt 4 - 5%/năm. Giai đoạn 2030 – 2035, Việt Nam duy trì vị thế trong nhóm các nước XK hàng dệt may, da giày lớn nhất thế giới…

Đưa dệt may, da giày thành ngành xuất khẩu chủ lực
“Tiếp sức” ngành dệt may cần ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để thực hiện những mục tiêu trên, Dự thảo cũng đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất, hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước; phát triển thị trường và sản phẩm, thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm, phát triển ngành công nghiệp thời trang gắn liền với ngành dệt may. Phát triển nguồn nhân lực tăng cường phổ biến những thông tin về nhu cầu lao động trong ngành dệt may, da giày; đẩy mạnh khuyến khích các mô hình kết nối hợp tác giữa DN và cơ sở đào tạo; Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chú trọng các kỹ năng mới như thiết kế, phát triển sản phẩm; đào tạo nâng cao năng lực cho DN. Đồng thời, hướng đến xanh hóa ngành dệt may, da giày, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc; hỗ trợ các DN trong nước chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế về phát triển bền vững…

Bên cạnh đó, các giải pháp về thuế, tài chính như: Các ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật hiện hành về sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; điều chỉnh, sửa đổi các quy định về hoàn thuế VAT đối với nguyên liệu sản xuất trong nước phục vụ xuất khẩu và máy móc thiết bị nhập khẩu; hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho các cụm công nghiệp chuyên ngành dệt may theo hình thức tổ hợp khép kín dệt - nhuộm - hoàn tất - may cũng được dự thảo đề xuất cụ thể.

Thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), đại dịch Covid-19 đã khiến ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nguồn nguyên liệu sản xuất hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, điều này đòi hỏi các DN dệt may tìm mọi cách ít phụ thuộc vào nước ngoài.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết. Tuy nhiên, để ngành dệt may được hưởng ưu đãi từ các FTA mang lại phải đáp ứng nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ từ vải, sợi... dệt may Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào sáng tạo để tạo ra nhiều giá trị tăng thêm cho ngành. Để làm được việc đó, rất cần nhà nước có những thay đổi mạnh mẽ về chính sách và cơ cấu thuế, giá phù hợp.

Đóng góp vào Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày, ông Cẩm cho rằng, cần phải có các cơ chế chính sách tháo điểm nghẽn về vấn đề dệt nhuộm. Theo đó, với tiềm lực của ngành dệt may hiện nay, cần xác định cụ thể quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp về xử lý nước thải tập trung, nghiên cứu thí điểm cho ngành dệt may, da giày… để hình thành chuỗi cung ứng từ sợi dệt nhuộm ngành dệt may để tận dụng hiệu quả các FTA.

Đưa dệt may, da giày thành ngành xuất khẩu chủ lực
Nhiều thách thức đặt ra cho ngành da giày Việt Nam

Còn theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), điều quan trọng nhất trong Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày Việt Nam thời gian tới là phải hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT).

Lý giải về điều này, bà Xuân cho rằng, Việt Nam chưa hình thành chuỗi liên kết ngành và phát triển CNHT để DN trong nước có thể chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi đó, hầu hết các khách hàng của ngành dệt may, da giày là tập đoàn toàn cầu và có liên kết từ khâu thiết kế, nguyên phụ liệu đến xuất khẩu nên DN Việt sẽ khó mà chen chân. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng tập trung ngay từ khâu vật tư cung ứng nguyên liệu cho đến khâu sản xuất phân phối. Trong đó, phải có định hướng các chính sách phát triển CNHT, quy hoạch cụm CNHT để thu hút đầu tư, tạo liên kết chuỗi khép kín nhằm gia tăng giá trị sản phẩm… để hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài.

Ngoài ra, theo bà Xuân, chiến lược cũng cần chỉ rõ, điều gì cần ưu tiên, cần làm điều đó trong giai đoạn nào, nhằm loại bỏ những bất cập trong quá trình thực hiện chiến lược.

Đồng thời, kế thừa thành quả của cuộc cách mạng 4.0, để tạo điều kiện thuận lợi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tất cả các khâu từ sản xuất đến phân phối sản phẩm đều phải được số hoá. “Do đó, nếu các nhà máy không chuyển đổi số thì chúng ta không thể theo kịp xu hướng toàn cầu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải ưu tiên chính sách giúp cho doanh nghiệp tập trung chuyển đổi số” - Bà Xuân nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hiện Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics, do đó để thu hút các DN nước ngoài đầu tư cũng cần chú trọng phát triển hệ thống logistics. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho DN dệt may, da giày giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu.

Đưa dệt may, da giày thành ngành xuất khẩu chủ lực
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng chủ trì Hội nghị tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam

Để thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam theo hướng bền vững, tăng giá trị tạo ra trong nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu vào Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy phát triển liên kết... ngành công nghiệp dệt may, da giày nhằm khẳng định vị thế quan trong của hai ngành này trong nền kinh tế Việt Nam.

Thu Trang - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...

Tin cùng chuyên mục

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động