Tiếp lửa cho các làng nghề trăm tuổi ở TP. Cần Thơ

Sau đại dịch, sức sống ở những nơi làm ra sản phẩm du lịch dần “mất lửa”, trong đó có các làng nghề truyền thống trăm tuổi ở TP. Cần Thơ.

Nhiều làng nghề trăm tuổi đang sản xuất cầm chừng

Làng bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) có bề dày lịch sử hơn 200 năm tuổi và được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 1998. Nổi tiếng gần xa với đặc sản là những chiếc bánh tráng thơm ngon, dẻo, dai như: bánh nhúng, bánh dừa, bánh mè... Địa phương có 75 hộ hoạt động thường xuyên (phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia), 41 hộ sản xuất theo thời vụ trong dịp Tết Nguyên đán và giải quyết việc làm cho 600 lao động tại địa phương.

Tiếp lửa cho các làng nghề trăm tuổi ở TP. Cần Thơ

Hoạt động tại làng nghề sản xuất bánh tráng ở Tp. Cần Thơ

Trung bình mỗi ngày một cơ sở cho ra lò 1-1,5 thiên (1 thiên: 1000 cái). Thế nhưng, sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hộ ở làng nghề chỉ sản xuất cầm chừng và mong chờ hỗ trợ để từng bước phục hồi sản xuất. Sản lượng bánh tráng làm ra ước đạt 98 triệu bánh/năm, giảm 6,5% so với những năm trước, doanh thu làng nghề cả năm ước đạt 52 tỷ đồng.

Trên thực tế, dịch Covid-19 chỉ là một trong những lý do khiến làng nghề bánh tráng Thuận Hưng khó khăn trong khâu phân phối. Thách thức nhiều năm qua đối với làng nghề này chính là việc mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, lực lượng thừa kế và tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ.

Trao đổi với phóng viên Công Thương, bà Nguyễn Thị Bưng, khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ có tuổi nghề làm bánh tráng trên 30 năm chia sẻ: Với đặc thù công thức tráng bánh thì không phải loại nào cũng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại. Riêng với loại bánh ngọt, bánh dừa thì có thể sử dụng máy móc, với bánh nhúng thì phải sản xuất thủ công, nếu không bánh sẽ bị bể vì rất giòn.

Tiếp lửa cho các làng nghề trăm tuổi ở TP. Cần Thơ
Các làng nghề truyền thống đang mất lửa vì thiếu vốn và thiếu đầu ra

Nếu có vốn thì mình mua gạo với số lượng lớn để dự trữ làm bánh từ từ, nếu không có tiền phải mua gạo nhiều để dự trữ thì giá gạo sẽ tăng lên theo nhiều lần mua, lợi nhuận từ đó thu hẹp lại. Địa phương có mời tham gia hợp tác xã nhưng mà tôi chưa đồng ý vì có rất nhiều điều kiện nào là: tiêu chuẩn sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm... hợp đồng bánh cung ứng đều đều, mà lò nhà tôi thì không đủ nhân công, bánh ra không kịp thì mất uy tín. “Ngày nay làng bánh này nhiều hộ nghỉ làm là bởi không còn diện tích phơi bánh như xưa và thế hệ nối tiếp cũng đi làm ăn xa, không nối nghề” - bà Bưng nói.

Cũng vì thế mà đến nay cả làng bánh tráng Thuận Hưng mới chỉ có 4 hộ đầu tư sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, còn rất nhiều trăn trở của các hộ làm nghề về vấn đề lợi nhuận, liên kết hợp tác xã… để đầu ra sản phẩm thuận lợi, nâng tầm giá trị.

Giống như làng bánh tráng Thuận Hưng, làng nghề truyền thống Hủ tiếu Cái Răng - 60 năm tuổi, cũng chịu nhiều tác động của quy luật kinh tế thị trường mà mai một. Theo đó, trước đây có tới hơn 20 hộ làm hủ tiếu với mô hình thì lấy cặn bột làm thức ăn cho heo cho cá ăn, nhưng có một thời kì cá, heo rớt giá, năm này qua năm nọ nhiều cơ sở không trụ nổi đã đóng cửa ngừng sản xuất. Và hiện chỉ có số ít tồn tại được do kết hợp làng nghề với du lịch làm mới các sản phẩm hủ tiếu hoa củ quả như: Khoai lang, thanh long, hoa đậu biết, gấc, lá dứa…

Là một trong những cơ sở linh hoạt thích ứng với thời cuộc, ông Huỳnh Hữu Hoài - Chủ cơ sở hủ tiếu 6 Hoài (Phường An Bình, quận Ninh Kiều) - chia sẻ: Cơ sở của ông đã chuyển qua làm hủ tiếu pizza, hủ tiếu chà bông… để thu hút khách du lịch. Theo ông Hoài thì những sản phẩm làm ra thì thường thường 2- 3 năm bị lạc hậu nhưng mà riêng hủ tiếu pizza đã 12 năm không lạc hậu. “Đúng ra nghề truyền thống là nghề cha truyền con nối, nhưng vì lý do khó khăn về kinh kế mà người ta phải bỏ nghề. Chúng tôi cần nhất là các cấp các ngành hỗ trợ để được tồn tại, tạo được công ăn việc làm cho bà con”- ông Hoài bộc bạch.

“Tiếp lửa” để gìn giữ và phát triển làng nghề

Trên toàn TP. Cần Thơ có khoảng 78.140 cơ sở kinh tế cá thể đang sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Với những khó khăn trên, trong thời gian qua TP. Cần Thơ đã quan tâm đến việc phát triển các làng nghề truyền thống thống qua chương trình mỗi xã một sản phẩm để phát triển sản phẩm OCOP của TP. Cần Thơ. Tới nay, thành phố đã có 41 sản phẩm OCOP gắn với các làng nghề truyền thống của địa phương. Đây là một kênh để giúp cho bà con sản xuất thủ công mỹ nghệ hoặc có sản phẩm truyền thống (chưa phải là quy mô sản xuất công nghiệp) được trưng bày, quảng bá, giới thiệu với khách hàng gần xa.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, Sở này đang tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định về chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố. Đây là hy vọng các làng nghề có thêm nhiều chính sách hỗ trợ.

Tiếp lửa cho các làng nghề trăm tuổi ở TP. Cần Thơ
Các làng nghề sẽ được hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

“Điểm nhấn của đề án đang trình UBND thành phố duyệt là những chính sách hỗ trợ đồng bộ. Cụ thể là hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng cho các làng nghề, tuy nhiên hạn mức cũng giới hạn là 1 tỉ đồng/dự án. Hỗ trợ tiền mặt 100 triệu đồng/ làng nghề và số tiền này dự thảo sẽ giao cho UBND xã để xây dựng các cổng chào, giới thiệu và quảng bá sản phẩm của làng nghề”- ông Nguyễn Tấn Nhơn - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ cho biết.

Bên cạnh đó, Sở sẽ phối hợp với Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch mở các điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống của ngành nghề nông thôn… Mỗi điểm du lịch đầu mối sẽ có một điểm bán hàng để khách mua sắm những sản phẩm đặc trưng của làng nghề truyền thống.

Theo ông Nhơn, khi triển khai thì Sở sẽ phối hợp với các quận, huyện để thực hiện quyết định theo hệ thống, có sự phối hợp giữa các đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hợp tác xã… để phát huy tốt hiệu quả. Tuy nhiên, Sở này cũng mong mỏi bà con năng động phát huy nhiều hơn chứ không phải trông chờ vào tiền hỗ trợ của Nhà nước.

Quang Lợi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nắng nóng, du khách đổ về kín các bãi biển “giải nhiệt” trong kỳ nghỉ 30/4-1/5

Nắng nóng, du khách đổ về kín các bãi biển “giải nhiệt” trong kỳ nghỉ 30/4-1/5

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm vì thế ngay trong hai ngày nghỉ đầu tiên của dịp lễ 30/4-1/5, các bãi biển nổi tiếng trên cả nước lượng khách đổ về đông đúc.
Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Giá vé máy bay nội địa cao ''chót vót'' khiến Nha Trang - Khánh Hoà mất lượng lớn khách phía Bắc, đặt kỳ vọng vào nhóm khách phía Nam.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn 2024

Với chủ đề “Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa", du lịch biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) năm 2024 đã chính thức được khai mạc vào tối ngày 26/4.
Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Tại diễn đàn phát triển du lịch do Khánh Hoà tổ chức, nhiều giải pháp được các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra để du lịch địa phương phát triển xanh, bền vững.
Điện Biên huy động nhà dân để đón khách du lịch

Điện Biên huy động nhà dân để đón khách du lịch

Là năm diễn ra nhiều sự kiện lớn của cả nước, nên những ngày này, du khách tăng vọt, Điện Biên đã phải huy động nhà dân để phục vụ du khách.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Hàng trăm ngàn người đã đến với Quảng trường biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xem khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 với chủ đề “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”.
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất đã khai mạc Chương trình Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”.
Mù Cang Chải và hành trình trở thành điểm đến yêu thích của du khách

Mù Cang Chải và hành trình trở thành điểm đến yêu thích của du khách

Dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng ngày nay, nhắc đến Mù Cang Chải mọi người đã “định vị” là điểm đến hấp dẫn; du lịch đã tạo sức sống mới cho mảnh đất vùng cao.
Đảm bảo an toàn du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Ngày 24/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 335/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch.
Nhiều điểm du lịch cộng đồng kín khách đặt phòng dịp 30/4 - 1/5

Nhiều điểm du lịch cộng đồng kín khách đặt phòng dịp 30/4 - 1/5

Do lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài nên nhiều điểm du lịch cộng đồng cách Hà Nội hàng trăm km cũng được du khách tìm đến khá đông.
Đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa, đón đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa, đón đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu".
Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc Năm du lịch Tuyên Quang 2024 cơ bản đã hoàn tất.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa đón khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa đón khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa bình thường phục vụ khách tham quan từ 27-1/5/2024.
Đi du lịch trước kì nghỉ Lễ: Xu hướng né tránh đám đông

Đi du lịch trước kì nghỉ Lễ: Xu hướng né tránh đám đông

Việc lên kế hoạch đi du lịch trước những dịp nghỉ lễ dài ngày đang dần trở thành xu hướng của du khách Việt Nam
Điện Biên: Dồn sức đáp ứng nhu cầu thăm chiến trường xưa của du khách

Điện Biên: Dồn sức đáp ứng nhu cầu thăm chiến trường xưa của du khách

Ngành du lịch Điên Biên đang dồn sức tổ chức tốt việc phục vụ các hoạt động tri ân, tưởng niệm của đồng bào, khách du lịch về thăm chiến trường xưa.
Lâm Đồng: Đà Lạt dẫn đầu lượt tìm kiếm của du khách dịp nghỉ Lễ 30/4 -1/5/2024

Lâm Đồng: Đà Lạt dẫn đầu lượt tìm kiếm của du khách dịp nghỉ Lễ 30/4 -1/5/2024

Theo khảo sát của Booking.com, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) ghi nhận lượt tìm kiếm đột biến cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Quảng Ninh phát triển nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Quảng Ninh phát triển nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai các loại hình du lịch trải nghiệm, khám phá cuộc sống, văn hóa bản địa để tăng cường thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp hè, Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc với Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).
Tưng bừng Ngày Văn hóa Sóc Trăng tại Hà Nội

Tưng bừng Ngày Văn hóa Sóc Trăng tại Hà Nội

Đồng bào, công chúng thủ đô Hà Nội được hòa mình vào không gian Ngày Văn hóa Sóc Trăng để thưởng thức nhạc Ngũ âm, trống Schay Dăm, đàn ca tài tử, múa Rom vong
Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Trung tâm xúc tiến Du lịch và đầu tư Kiên Giang, Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc (POBA), Công ty Cổ phần Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) ký kết biên bản ghi nhớ.
Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho Chương trình Carnaval Hạ Long 2024 đang được gấp rút hoàn thành trước khi diễn ra lễ khai mạc sự kiện vào ngày 28/4 sắp tới.
Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt và Đà Nẵng là hai trong số những điểm du lịch trong nước được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Nhân lực du lịch Việt Nam hiện đang vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, dẫn đến chất lượng phục vụ du lịch còn thấp, sức cạnh tranh yếu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động