Chủ nhật 11/05/2025 14:19

Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Trong lĩnh vực tim mạch, hở van động mạch phổi (PVR) là tình trạng bệnh thường gặp nhưng ít được chú ý và chưa được đề cập nhiều tại các hội nghị chuyên ngành.

Khoa Phẫu thuật Tim trẻ em của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã chọn chủ đề này làm chủ đề cho Tuần lễ cập nhật kiến thức y khoa liên tục 2024, diễn ra vừa qua tại bệnh viện, nhấn mạnh những bước tiến mà ngành y tế Việt Nam đang thực hiện trong việc cải thiện chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp.

Phẫu thuật thay van. Ảnh: Nam Thái

Hiện tại, hở van động mạch phổi ít được sự chú ý, dẫn đến việc phát hiện và điều trị trễ. Bằng cách sử dụng các phương pháp như siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), và thử nghiệm gắng sức tim phổi (CPET), Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc phát hiện sớm và điều trị hở van động mạch phổi.

Theo các chuyên gia, chẩn đoán sớm là yếu tố quyết định sự thành công của điều trị. Bác sĩ Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật tim trẻ em Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: "Chúng tôi luôn cố gắng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất để ngăn ngừa tình trạng suy tim phải không thể hồi phục, một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của PVR".

Tại tuần lễ cập nhật kiến thức y khoa năm 2024 đã triển khai việc áp dụng phương pháp thay van động mạch phổi qua da (PPVI), đánh dấu một bước tiến lớn trong điều trị PVR tại Việt Nam. Kỹ thuật này cho phép thay thế van động mạch phổi bị bệnh thông qua một vết mổ nhỏ ở vùng bẹn, thay vì phải phẫu thuật mở ngực. Quy trình này ít xâm lấn hơn, giảm thời gian nằm viện và giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật.

Bác sĩ Cao Đằng Khang nhấn mạnh: “Phương pháp thay van động mạch phổi qua da đã mở ra thêm một chọn lựa mới trong quản lý PVR. Chúng tôi đã thực hiện thành công nhiều ca và đã thấy những cải thiện đáng kể trong chất lượng cuộc sống của người bệnh".

Theo bác sĩ Cao Đằng Khang, hiện nay Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đang triển khai hai phương pháp điều trị chính cho PVR là phẫu thuật thay van và phương pháp can thiệp thay van động mạch phổi qua da.

Phương pháp thay van động mạch phổi qua da. Ảnh: Nam Thái

Phương pháp phẫu thuật thay van động mạch phổi là phương pháp thường quy, sử dụng van nhân tạo, có thể áp dụng cho hầu như tất cả các dạng giải phẫu và có thể cùng lúc xử lý các tổn thương kèm theo như hở van ba lá, hẹp nhánh động mạch phổi… nhưng có những rủi ro nhất định vì người bệnh cần phải gây mê và dùng máy tim phổi nhân tạo khi mổ.

Phương pháp thay van động mạch phổi qua da mới được áp dụng gần đây, ít xâm lấn hơn và cho phép hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không áp dụng được cho một số dạng giải phẫu phức tạp, chi phí cao hơn và yêu cầu trình độ tay nghề của đội ngũ can thiệp.

Đồng thơi, quản lý hở van động mạch phổi đòi hỏi bác sĩ phải đối mặt với thách thức lớn trong việc chẩn đoán sớm và chọn phương pháp điều trị tối ưu, yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên khoa như nội tim mạch, tim mạch can thiệp, chẩn đoán hình ảnh tim mạch và phẫu thuật/can thiệp tim mạch.

Bác sĩ Cao Đằng Khang cho rằng, tầm quan trọng của hội chẩn và thảo luận nhóm để đưa ra quyết định điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân. Đây cũng chính là một trong những thế mạnh của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, điều trị chuyên sâu đồng thời phối hợp các chuyên khoa để có kế hoạch toàn diện, cá thể hóa điều trị từng trường hợp.

Khoa Phẫu thuật tim bẩm sinh cũng dự định phát triển đơn vị chuyên biệt về "bệnh tim bẩm sinh ở người lớn" nhằm cải thiện chăm sóc sức khỏe suốt đời cho người bệnh”, Bác sĩ Cao Đằng Khang cho biết.

Báo cáo về những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong Tuần lễ cập nhật kiến thức y khoa liên tục 2024, đã đưa ra cái nhìn mới về PVR và nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng của các bác sĩ, chứng tỏ nỗ lực của ngành y tế Việt Nam trong việc cập nhật và phát triển y học hiện đại.

Tấn Hiệp
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả