Thứ sáu 16/05/2025 21:19

Tiêm ngừa cúm để tránh “dịch chồng dịch” trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, nhiều người còn lơ là, chủ quan trong phòng ngừa cúm vì cho rằng Covid-19 và cúm là giống nhau song đây là hai bệnh khác nhau. Để tránh “dịch chồng dịch” trong bối cảnh Covid-19 còn phức tạp, các chuyên gia y tế khẳng định tiếp tục tiêm phòng cúm hàng năm sẽ giảm nguy cơ đồng nhiễm cúm và Covid-19.

Thông tin được cho biết tại buổi tọa đàm báo chí với chủ đề “Cúm mùa và tầm quan trọng của việc tiêm ngừa cúm trong bối cảnh Covid-19”, do Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức ngày 17/2/2022, với sự tài trợ của công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam (thuộc Tập đoàn Sanofi của Pháp).

Các diễn giả giải đáp về mối liên hệ của cúm mùa và Covid-19, vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay

Buổi tọa đàm cung cấp các thông tin nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh cúm mùa và gánh nặng của bệnh cúm, đặc biệt khi tỷ lệ tiêm ngừa cúm tại Việt Nam hiện nay còn thấp.

Cúm mùa không chỉ là bệnh lý đường hô hấp thông thường, mà còn là tác nhân gây trầm trọng hơn các bệnh lý nền khác như bệnh lý tim mạch (tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ), thậm chí dẫn đến tử vong. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm mùa với 3-5 triệu ca bệnh nặng; trong đó có đến 650,000 ca tử vong trên toàn thế giới. Hầu hết trường hợp tử vong liên quan tới cúm xảy ra ở người cao tuổi (> 65 tuổi).

“Ai cũng có thể nhiễm cúm và biến chứng do cúm mùa gây ra có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Biến chứng cúm mùa có thể gây ra tình trạng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, làm trầm trọng hơn bệnh lý đang có ở trẻ em”- PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa - Giảng viên Trung tâm Đào tạo, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, nhiều người còn lơ là, chủ quan trong phòng ngừa cúm vì cho rằng Covid-19 và cúm là giống nhau. Tuy nhiên đây là hai bệnh khác nhau do các vi-rút khác nhau gây ra. WHO nhận định rằng khi đại dịch Covid-19 vẫn còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ít người tiếp xúc với vi-rút đường hô hấp theo mùa, thì khả năng miễn dịch của quần thể giảm và nguy cơ bùng phát dịch bệnh cúm có thể sẽ tăng lên đáng kể.

Các cơ quan y tế trên thế giới (WHO, US-CDC) và Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo: Tiêm vắc xin cúm hằng năm là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa nhiễm Cúm và tránh các biến chứng nặng do cúm gây ra. Ngoài ra, tiêm ngừa cúm cũng giúp giảm nguy cơ nhập viện do cúm, hạn chế quá tải hệ thống y tế vốn đang chịu nhiều áp lực từ Covid-19 và đồng thời cũng giúp giảm số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm.

Ngọc Thùy

Tin cùng chuyên mục

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Bộ Y tế: 25% người trưởng thành thừa cân, béo phì

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn