Chủ nhật 22/12/2024 15:52

Thụy Sỹ bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp: Cơ hội và thách thức cho hàng Việt

Kể từ 1/1/2024, các sản phẩm công nghiệp chính thức được miễn thuế nhập khẩu vào Thụy Sỹ dù đó là hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ bất kỳ nước nào.

Bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp

Chiều tối 3/1/2024, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết, từ 1/1/2024 các sản phẩm công nghiệp chính thức được miễn thuế nhập khẩu vào Thụy Sỹ, cho dù có nguồn gốc xuất xứ từ bất kỳ nước nào. Đây là một chính sách thương mại quan trọng, được nước này triển khai sau nhiều năm nghiên cứu và chuẩn bị.

Cụ thể, theo Thương vụ, tại Thụy Sỹ, các sản phẩm công nghiệp bao gồm các sản phẩm trung gian đầu vào cho quá trình sản xuất như hàng hóa vốn, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị, muối và muối công nghiệp, cũng như hàng tiêu dùng như xe các loại, đồ gia dụng, quần áo, giày dép... nằm trong các chương từ 25-97 của biểu mã HS (ngoại trừ một số sản phẩm thuộc chương 35 và 38 cũng được coi là hàng nông sản)... sẽ được miễn thuế nhập khẩu

Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm động thực vật sống, thực phẩm, nông sản chế biến, hạt giống, thức ăn chăn nuôi, thủy sản... không được coi là sản phẩm công nghiệp. Do đó, thuế nhập khẩu vẫn được áp dụng cho những sản phẩm này.

Việc bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp của Thụy Sỹ sẽ làm cho sản phẩm của Việt Nam bình đẳng với tất cả các nước khác (Ảnh minh họa)

Cũng theo Thương vụ, bên cạnh việc bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp, Thụy Sỹ cũng thực hiện một số thay đổi để đơn giản hóa biểu thuế hải quan và các quy định về chứng minh xuất xứ. Chẳng hạn, trước đây giày da cho trẻ em có mã HS 6403.5910 và chịu mức thuế nhập khẩu thông thường 173 CHF trên 100 kg. Từ 1/1/2024, mức thuế là 0 và chúng sẽ được nhóm cùng với các loại khác trong nhóm HS 6403.5900.

“Việc loại bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp không làm thay đổi quy trình thông quan. Nhà nhập khẩu vẫn phải khai báo nhập khẩu và thanh toán các khoản phí, lệ phí khác phát sinh khi nhập khẩu, bao gồm cả VAT” - Thương vụ lưu ý.

Đánh giá về ảnh hưởng của chính sách này đối với hàng hóa Việt Nam, dẫn số liệu của Hải quan Thụy Sỹ, Thương vụ Việt Nam tại nước này cho biết, hàng công nghiệp bình quân cũng chiếm khoảng 90-93% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của nước này từ Việt Nam. Nhiều mặt hàng trong số này được hưởng ưu đãi thuế GSP của Thụy Sỹ.

Việc bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp của Thụy Sỹ sẽ làm cho sản phẩm của Việt Nam bình đẳng với tất cả các nước khác, không còn lợi thế (chẳng hạn so với các nước không được hưởng GSP) hoặc bất lợi về thuế” - Thương vụ nhận định và cho rằng, đối với một số sản phẩm như dệt may, da giày... hàng Việt Nam sẽ được hưởng lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh đến từ nhiều thị trường khác.

Bài toán được cân nhắc trong nhiều năm

Quyết định bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp được Quốc hội Thụy Sỹ đưa ra tháng 10/2021 bằng cách sửa đổi Luật Thuế hải quan. Tại cuộc họp Chính phủ tháng 2/2022, Chính phủ Thụy Sỹ quyết định biện pháp này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2024.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho rằng, với biện pháp này, Thụy Sỹ, với tư cách là một nền kinh tế có độ mở cao, đang gửi một thông điệp rõ ràng cho việc ủng hộ và thúc đẩy trao đổi thương mại thông thoáng, trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu ngày càng mang tính bảo hộ. Chính phủ Thụy Sỹ sẽ xem xét tác động của chính sách này lên giá trong nước của các sản phẩm liên quan thông qua một chương trình giám sát.

Trong quá trình chuẩn bị, Chính phủ Thụy Sỹ đã thực hiện các nghiên cứu về tác động của việc bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp. Lợi ích đem lại cho nền kinh tế ước tính vào khoảng 860 triệu CHF (khoảng 1 tỷ USD) dựa trên số liệu thương mại của năm 2016. Con số này bao gồm khoảng 490 triệu CHF tiết kiệm thuế trực tiếp cho các doanh nghiệp và khoảng 100 triệu CHF tiết kiệm từ giảm chi phí hành chính. Thêm vào đó là những tác động gián tiếp, chẳng hạn như tăng năng suất cho các doanh nghiệp, ước tính trị giá khoảng 270 triệu CHF.

Cũng dựa trên các số liệu cập nhật năm 2022 đối với hàng nhập khẩu của Thụy Sỹ, mức tiết kiệm thuế trực tiếp cho doanh nghiệp có thể lên tới khoảng 600 triệu CHF (680 triệu USD). Chính phủ Thụy Sỹ không đưa ra các biện pháp trực tiếp nào để bù đắp cho việc thất thu thuế hải quan sau khi bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp.

Theo các nghiên cứu sơ bộ, việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp dự kiến sẽ làm tăng sản lượng kinh tế và do đó gián tiếp làm tăng các khoản thu khác từ thuế, bù đắp khoảng 30% tổn thất về thu thuế hải quan trong những năm tới. Nhìn tổng thể nền kinh tế Thụy Sỹ, những tác động tích cực sẽ lớn hơn đáng kể so với mức thất thu thuế dự kiến.

Theo các chuyên gia, chính sách mời này góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hành chính cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Thụy Sỹ, qua đó cải thiện vị thế của Thụy Sỹ như một trung tâm kinh tế, thương mại và công nghiệp.

Cùng đó, chính sách này cũng giúp ngành công nghiệp Thụy Sỹ tiếp cận dễ dàng hơn nguồn nguyên vật liệu và sản phẩm đầu vào, với khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa cao hơn. Từ đó góp phần giúp nâng cao năng suất và hiệu quả cạnh tranh của các công ty Thụy Sỹ, cả trong và ngoài nước.

Trên thực tế, Thụy Sỹ vẫn luôn chủ trương mở cửa cho các sản phẩm công nghiệp ngay cả trước khi chính thức bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp. Thuế nhập khẩu phần lớn hàng công nghiệp vốn dĩ đã ở mức thấp, hoặc bằng 0, đặc biệt là đối với các nước được hưởng ưu đãi thuế GSP (trong đó có Việt Nam) và các nước chậm phát triển LDC. Chỉ có một số sản phẩm, đặc biệt trong nhóm hàng dệt may, có thuế nhập khẩu khá cao.

Tuy nhiên, về tổng thể, thuế nhập khẩu từ hàng công nghiệp chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp, vốn chiếm từ 90-95% tổng kim ngạch nhập khẩu của Thụy Sỹ mỗi năm. Có thể thấy điều này qua mức thu thuế nhập khẩu hàng công nghiệp năm 2022, ước tính khoảng 600 triệu CHF, trên tổng kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp là 280,1 tỷ CHF. Như vậy thuế nhập khẩu hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 0,21% kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp của Thụy Sỹ.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái