Thứ tư 20/11/2024 05:15

Thuốc giả, nguy hại thật

Thuốc giả, kém chất lượng không chỉ gây hại đến sức khỏe, của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nhà cung cấp.Thuốc giả, nguy hại thật.

Thuốc và thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng không chỉ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các nhà cung cấp dược phẩm chân chính.

Đối với nhóm sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng, số liệu thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường cho thấy: Từ đầu năm đến nay, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và xử lý 60 vụ giả mạo về chất lượng công dụng; 357 vụ giả mạo về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu; 34 vụ tem, nhãn bao bì hàng hóa giả; 162 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, 982 vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Thu giữ thuốc tân dược không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường), nguyên nhân chính khiến tình trạng thuốc và thực phẩm chức năng giả hoành hành do lợi nhuận từ việc sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với nhóm hàng này rất lớn. Bên cạnh đó, ý thức của người tiêu dùng chưa cao, tự ý mua thuốc không qua kê đơn tại các hiệu thuốc hoặc trên các chợ mạng.

Bà Nguyễn Diệu Hà - Tổng Thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam - bày tỏ lo ngại vì công nghệ "làm giả cả tem chống hàng giả và còn đẹp hơn cả tem thật". Nhiều năm qua, số lượng thuốc giả, xâm nhập vào hệ thống cung ứng thuốc và đến tay bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Trong đó, đa số là kháng sinh và thường là những kháng sinh đắt tiền của các thương hiệu dược nổi tiếng.

Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người. Việc kiểm nghiệm thành phần, chất lượng thuốc... là phương pháp được lựa chọn tối ưu để xác định độ thật giả của một sản phẩm. Tuy nhiên, cần khoản kinh phí lớn và thời gian dài để đánh giá, điều tra. Đây cũng là rào cản lớn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời vấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả trên thị trường. "Có những vụ việc, mặc dù có sự tham gia của ngành y tế, nhưng việc xác định thuốc giả như trong vụ án VN Pharmar kéo dàng hàng năm mới đưa ra được kết luận, tòa án mới có thể đưa ra được kết luận đó là sản phẩm làm giả về cả chất lượng lẫn nguồn gốc xuất xứ" - ông Nguyễn Đức Lê dẫn chứng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - chia sẻ: Hành vi làm giả thuốc, thực phẩm chức năng diễn ra dưới nhiều hình thức với quy mô, tính chất khác nhau. Được cung cấp thông tin chính xác về hàng hóa là một trong 8 quyền của người tiêu dùng; lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo là một trong 8 hành vi bị cấm, được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, hàng hóa là một trong những hành vi bị cấm theo quy định của Luật Quảng cáo.

Trên thực tế, những quảng cáo gây nhầm lẫn, không phải hiếm gặp. Đã từng có trường hợp khi bị cơ quan chức năng phát hiện, cửa hàng kinh doanh đã chuyển địa điểm sang thành phố khác, mang tên pháp nhân, tên sản phẩm khác... Do vậy, ông Hùng kiến nghị, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước, phát hiện, xử lý kịp thời và đúng pháp luật các hành vi vi phạm. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vì sự phát triển bền vững của chính mình, cần bảo đảm các quyền của người tiêu dùng và người tiêu dùng chỉ nên mua thuốc, thực phẩm chức năng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cần có tư vấn khi sử dụng.

Bên cạnh việc nỗ lực đấu tranh chống hàng giả của các lực lượng chức năng, việc doanh nghiệp tự bảo vệ thương hiệu sản phẩm nâng cao ý thức toàn dân là một giải pháp hữu hiệu.

PGS.TS LÊ VĂN TRUYỀN - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế:

Thuốc giả là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay đối với ngành công nghiệp dược. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), quy mô thị trường thuốc giả từ năm 2020 đã lên tới 80 tỷ USD.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm