Thứ tư 13/11/2024 13:58

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh, công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng

Hiện Việt Nam đã xây dựng hệ thống chính sách tương đối đầy đủ và toàn diện về phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật nhằm cụ thể hóa các chính sách để thúc đẩy phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh.

Đây là nội dung được đưa ra tại Tọa đàm Phát triển đô thị xanh, công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng diễn ra ngày 11/12/2020 tại Hà Nội. Đây là một trong những sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2020.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Công Thịnh- Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, Công trình xanh (Green Building) là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo tiện nghi, chất lượng môi trường bên trong công trình; bảo vệ môi trường bên ngoài công trình.

Theo thống kê, hiện có khoảng trên 165 công trình xanh được đánh giá, chứng nhận bởi các hệ thống, tiêu chuẩn của Lotus (VGBC), Edge (IFC-WB), LEED (Hội đồng CTX Hoa Kỳ), Green Mark (Singapore).

Tọa đàm chính sách phát triển đô thị xanh, công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng

Nói về khung chính sách về phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng ở Việt Nam, ông Nguyễn Công Thịnh cho biết, hiện Việt Nam đã xây dựng hệ thống chính sách tương đối đầy đủ và toàn diện về phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng, như: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 và các văn bản hướng dẫn; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh năm 2014; Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”…

Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật nhằm cụ thể hóa các chính sách để thúc đẩy phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh; nghiên cứu hướng dẫn nội dung về phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh để hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng- ông Nguyễn Công Thịnh nhấn mạnh.

Ông Trịnh Quốc Vũ- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng khoảng 10%; nhu cầu về điện tăng 13% trong giai đoạn 2001-2010 và tăng khoảng 11% trong giai đoạn 2011 – 2015; phát thải khí nhà kinh từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 83% vào năm 2020 và 86% vào năm 2030. Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế.

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 đề ra mục tiêu: Huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững- ông Trịnh Quốc Vũ cho hay.

Đánh giá ý thức trách nhiệm xã hội là động lực chung để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển công trình xanh. Ông Bùi Tiến Hùng- Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn ECOPARK, đại diện cho các DN tham dự tọa đàm, nêu kiến nghị: Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ tài chính để tạo cú hích cho phát triển công trình xanh; cần tổ chức phân hạng công trình xanh để có ưu đãi tài chính cũng như ghi nhận trách nhiệm xã hội của DN một cách tương xứng; cần có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh để hướng dẫn, quản lý, đánh giá cho cả một quy trình phát triển xanh từ lựa chọn địa điểm, quy hoạch, thiết kế, thi công đến vận hành công trình.

Tọa đàm Phát triển đô thị xanh, công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng là một trong những sự kiện kết thúc chuỗi hoạt động Tuần lễ công trình xanh Việt Nam năm 2020. Tuần lễ đã thu hút sự tham dự của hơn 600 đại biểu tham dự với hy vọng sẽ mở ra một giai đoạn phát triển công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, hướng tới phát triển bền vững.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệu quả năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm