Thứ hai 23/12/2024 04:27

Thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành sản xuất nông nghiệp và thực phẩm lại là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Họ vẫn đang loay hoay để có thể thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

Nông nghiệp vốn đóng góp phần tỷ trọng kinh tế đáng kể tại hầu hết các nước và vùng lãnh thổ thành viên APEC. Đồng thời, phát triển nông nghiệp là nhân tố cốt lõi trong các vấn đề an ninh lương thực. Do đó, phát triển ngành nông nghiệp và tăng cường trao đổi, thúc đẩy giao thương trong lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong khu vực APEC.

Chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò quan trọng đối với ngành nông sản

Việc thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu trong nông nghiệp phát triển một cách bền vững sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho lĩnh vực sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như làm lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Tại “Hội thảo APEC về khắc phục các trở ngại khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban thư ký APEC tổ chức từ ngày 29 - 30/3, bà Mai Thị Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân nữ nhỏ và vừa Hà Nội nhận xét: “Trong thế giới hội nhập kinh tế và tiến trình số hóa, chuỗi giá trị toàn cầu nắm vai trò kết nối các nhà sản xuất nông nghiệp và thực phẩm với người tiêu dùng trên toàn thế giới và giữ cho nguồn cung nông sản và thực phẩm ổn định, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, đồng thời, tạo thêm thu nhập cho người sản xuất.”

Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vẫn luôn ghi nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và coi các doanh nghiệp này là động lực trong quá trình đổi mới khu vực châu Á - Thái Bình Dương bền vững. Diễn đàn APEC vẫn luôn tìm cách hỗ trợ tiềm năng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Các nhà lãnh đạo đã cam kết sẽ hỗ trợ môi trường kinh doanh cạnh tranh cởi mở và minh bạch, nâng cao năng lực, tiếp cận thị trường xuất khẩu, tiếp cận vốn tài chính đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo của khu vực doanh nghiệp này. Các nhà lãnh đạo kinh doanh APEC cũng đã nhất trí về việc thúc đẩy phát triển, hợp tác trong chuỗi cung ứng quốc tế, phê duyệt Kế hoạch Chiến lược APEC về thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu vào năm 2014 và Kế hoạch Chiến lược APEC nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị toàn cầu giai đoạn 2020 - 2025, kế hoạch thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu năm 2020 - 2025.

Chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Việc tích hợp của các chuỗi giá trị đã mang lại lợi ích cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đặc biệt khi khối này chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp của các nền kinh tế đang phát triển APEC và hơn 50% tổng số việc làm trong các nền kinh tế.

Bằng cách tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể tiếp cận thị trường toàn cầu theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng, phương thức thuận tiện và phổ biến tại các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng nông nghiệp do các tập đoàn đa quốc gia thiết lập và đóng góp vào các công đoạn phù hợp.

Nhiều thách thức

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được về chuỗi giá trị toàn cầu cũng như chưa tìm thấy vai trò của mình hay khả năng tham gia vào chuỗi này.

Tiến sĩ Jared Greenville, Giám đốc điều hành Văn phòng Kinh tế và khoa học nông nghiệp và tài nguyên Australia cho biết, tại nước này, khoảng 61% các nhà xuất khẩu tính chung mọi lĩnh vực là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, con số này trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chỉ chiếm 2%. Hiện nước này chỉ có khoảng 1.000 doanh nghiệp dù có hơn 85.000 nông trại. Điều này đồng nghĩa đa số các nông trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ không trực tiếp xuất khẩu.

“Do vậy, vai trò của các nhân tố khác trong chuỗi giá trị vô cùng quan trọng” - ông Jared Greenville chỉ ra.

Mặt khác, thói quen của người tiêu dùng toàn cầu lại thay đổi hàng ngày gây khó cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa khi muốn tham gia chuỗi giá trị.

Theo ông WitsanuAttavanich, Phó Giáo sư tại Khoa Kinh tế, Đại học Kasetsart, Thái Lan, ngày nay, người tiêu dùng đang dần chuyển sang các sản phẩm xanh và an toàn hơn. Người tiêu dùng cũng quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của thực phẩm. Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm online cũng là một điểm đáng chú ý khi doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có ý định tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, các trở ngại chính sách cũng là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ông WitsanuAttavanich chỉ ra, các hàng rào thuế quan, phi thuế quan liên quan đến môi trường đang cản trở các doanh nghiệp. Mặt khác, hiện có rất ít các nghiên cứu và phát triển (R&D) về các giai đoạn trung đến cao cấp trong chuỗi cung ứng thức ăn.

Đối với ngành thực phẩm, một trở ngại khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng nghĩa vận chuyển thực phẩm từ quốc gia này sang quốc gia khác, các thiệt hại khi chất lượng thực phẩm bị giảm sút hoặc hoàn toàn không sử dụng được cũng trở thành “hòn đá tảng” đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba