Chủ nhật 22/12/2024 19:43

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.

Anh Lê Trọng Phước Sơn hiện đang là Phó trưởng Phòng An toàn của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế). Trong thời gian công tác, anh Phước Sơn luôn có ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, các quy chế nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), PC Thừa Thiên Huế và hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, anh Phước Sơn còn nằm trong đội xung kích của công ty và tham gia xây dựng hầu hết các công trình, hỗ trợ sự cố về điện như: Tổ trưởng tổ khắc phục sự cố lưới điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do bão số 3 (Yagi) gây ra; tham gia hỗ trợ xây dựng đường dây 500 kV mạch 3 tại Hà Tĩnh; Đội trưởng Đội xung kích Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của PC Thừa Thiên Huế năm 2024…

Anh Lê Trọng Phước Sơn (bên phải) được lãnh đạo PC Thừa Thiên Huế tuyên dương trong công tác tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Diệu Huyền

Là một kỹ sư điện kỹ thuật, anh Lê Trọng Phước Sơn không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trong công việc mà còn là cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Theo PC Thừa Thiên Huế, thời gian qua, vấn đề vi phạm về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, việc sử dụng điện mất an toàn của người dân dẫn đến xảy ra các tai nạn rất đáng tiếc về điện trong nhân dân vẫn còn nhiều. Vì vậy, về phía ngành điện luôn phối hợp với địa phương thực hiện công tác tuyên truyền đến người dân về công tác hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

Trong đó, anh Lê Trọng Phước Sơn đã tham mưu cho lãnh đạo phòng, lãnh đạo Công ty chỉ đạo, quản lý và theo dõi điều hành công tác hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Tuyên truyền pháp luật để không xảy ra tai nạn lao động, tai nạn do rủi ro và hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra tai nạn điện trong nhân dân.

Trao đổi với Báo Công Thương, anh Lê Trọng Phước Sơn cho biết: Với chức trách nhiệm vụ được giao, bản thân đã tham mưu cho lãnh đạo PC Thừa Thiên Huế thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc không để xảy ra tai nạn lao động, tai nạn do rủi ro và hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra tai nạn điện trong nhân dân. Đồng thời, tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại địa phương, đơn vị.

Anh Phước Sơn (bên phải) trong lần tuyên truyền, vận động người dân trồng rừng đảm bảo an toàn hành lang tuyến, đúng quy định để hạn chế các vụ tai nạn về điện. Ảnh: Diệu Huyền

Theo anh Phước Sơn, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đến người dân về sử dụng điện an toàn, hiệu quả bản thân hàng năm soạn bài giảng, thu thập hình ảnh, thông tin các vụ tại nạn điện trong nhân dân xảy ra trên địa bàn để phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên truyền về an toàn sử dụng điện đến lực lượng là cán bộ lãnh đạo xã, thôn, bản… Đồng thời, tham mưu cho lãnh đạo PC Thừa Thiên Huế chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các quy định về an toàn điện.

Bên cạnh đó, anh xác định, công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm nhằm phổ biến kiến thức, quy định đến với dân nhân và người lao động, nâng cao hiệu quả và mở rộng đối tượng tuyên truyền trong nhân dân… để mọi người dân biết, thực hiện. “Để công tác tuyên truyền có hiệu quả và có sức lan toả trong cộng đồng, chúng ta cần thực hiện phương châm “Mưa dầm thấm đất”, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền trực quan, sinh động. Kiên trì vận động, nêu lên những mức độ nguy hiểm về tai nạn điện để người dân hiểu biết, chia sẻ, thông cảm cho ngành điện trong công tác nhiệm vụ chính trị cung cấp điện an toàn, liên tục. Trong đó, ngành điện Thừa Thiên Huế cho in ấn các bảng với nội dung “Hãy liên hệ cho chúng tôi khi thực hiện phát quang, thu hoạch rừng trồng” tại các điểm có đường dây đi qua khu vực rừng trồng, từ đó người dân đã chủ động liên hệ với các điện lực để được hỗ trợ phát quang, thu hoạch rừng trồng nhằm đảm bảo an toàn, tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc” - anh Phước Sơn chia sẻ.

Anh Phước Sơn phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về an toàn điện. Ảnh: Diệu Huyền

Anh Phước Sơn cho biết thêm, trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn hay lồng ghép tuyên truyền, anh luôn khuyến cáo bà con, khách hàng sử dụng điện thường xuyên kiểm tra đường dây sau công tơ của mình, đảm bảo đường dây không bị bong tróc cách điện, quá tải, chạm chập… dẫn đến nguy cơ mất an toàn. Các vị trí đấu nối, mối nối phải đảm bảo đúng kỹ thuật, được bọc kín tránh rò điện. Sử dụng các thiết bị điện có công suất đúng với đường dây để ngăn ngừa các trường hợp quá tải, chạm chập, cháy nổ. Tuyệt đối không chủ quan trong sử dụng điện nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản, ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc xảy ra…

Nhờ những việc làm kiên trì, bền bỉ, thiết thực, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động đến với người dân, các em học sinh trên địa bàn, thời gian qua, các vụ tai nạn, sự cố về điện tại PC Thừa Thiên Huế giảm thiểu, người dân đã nâng cao ý thức trong việc bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Với những thành tích đạt được, anh Lê Trọng Phước Sơn vinh dự được Đảng ủy PC Thừa Thiên Huế đề nghị Ban Thường vụ tỉnh Thừa Thiên Huếkhen thưởng cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” năm 2024.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Chàng trai đưa cách làm du lịch đến với các bản làng biên giới giúp bà con Bru-Vân Kiều đổi đời

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Gia đình thương binh ở Bình Phước có gần 70 lần hiến máu nhân đạo

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Gia Lai: Cô giáo trẻ ‘truyền lửa’ học tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số

TokyoLife: Viết nên câu chuyện hy vọng, trao quyền bình đẳng cho người khuyết tật

PC Gia Lai hiến máu nhân đạo, hành trình truyền lửa cho thế hệ sau

Gia Lai: Những 'tấm lòng vàng' của thầy cô với học sinh nghèo nơi biên giới

Người phụ nữ dân tộc Tày với mong ước đưa thảo dược vùng quê ra thị trường

Tấm lòng vàng của người phụ nữ đất Cảng Nguyễn Thị Hương

Đại úy Quân đội trên hành trình 'gieo chữ' nơi vùng cao

Hai chiến sĩ công an giải cứu thành công cháu bé sắp rơi từ tầng 4 ở Đắk Nông

Gia Lai: Thầy giáo làng và hành trình gieo hy vọng, ươm mầm tri thức cho trò nghèo

Những người ‘‘lính áo cam’’ Quảng Trị: Đều đặn 10 năm tham gia hiến máu tại Tuần lễ hồng EVN

Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo

Tuyên Quang: Công an kịp thời hỗ trợ 2 bé trai đói lả do đi lạc gần 300km

Từ "cỏ cây hoa lá" giúp hàng nghìn chị em phụ nữ khởi nghiệp

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó