Thứ tư 04/12/2024 01:43

Thừa Thiên Huế: Lần đầu thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại trên bệnh nhi

Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa điều trị thành công hai ca ghép tủy đồng loại đầu tiên trên bệnh nhân nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Chiều ngày 7/10, Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, vừa điều trị thành công hai ca ghép tủy đồng loại đầu tiên trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là một bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại, đánh dấu thành công quan trọng trong việc điều trị bệnh lý này, mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhi mắc bệnh di truyền và hiểm nghèo.

Gia đình, đội ngũ bác sĩ vui mừng khi điều trị thành công ca ghép tuỷ cho hai bệnh nhi (Ảnh: BV Trung ương Huế)

Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đơn vị thứ hai trong cả nước áp dụng kỹ thuật thuật ghép tế bào gốc đồng loại.

Ca ghép đầu tiên là cháu Trần Viết Th. (42 tháng tuổi, đến từ Đà Nẵng). Từ năm 2 tuổi, cháu đã được chẩn đoán mắc bệnh tan máu bẩm sinh và phải vào bệnh viện truyền máu hàng tháng. Sau khi xét nghiệm HLA, cháu được xác nhận phù hợp hoàn toàn với chị gái ruột. Mặc dù gặp biến chứng xuất huyết phế nang lan tỏa hiếm gặp, nhờ vào sự chăm sóc và phát hiện kịp thời của đội ngũ y tế, cháu đã hồi phục và hiện nay đã xuất viện, với lịch tái khám định kỳ tại bệnh viện.

Ca ghép thứ hai là cháu Phạm Lê Hoàng Vương (8 tuổi), được chẩn đoán mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ khi 17 tháng tuổi, cháu phải thường xuyên vào viện truyền máu. Sau khi kiểm tra, cháu cũng phù hợp hoàn toàn với chị ruột và được tiến hành ghép tủy đồng loại. Quá trình ghép diễn ra thành công, mặc dù cháu gặp biến chứng sốt giảm bạch cầu hạt nhẹ nhưng nhanh chóng hồi phục.

GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế - cho biết, bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh lý di truyền gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Với các trường hợp nặng, trẻ phải lệ thuộc vào truyền máu thường xuyên, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ghép tủy đồng loại được xem là phương pháp điều trị tối ưu, mang lại cơ hội phục hồi hoàn toàn cho trẻ, giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh mà không cần truyền máu.

Thành công trong việc ghép tủy đồng loại tại Bệnh viện Trung ương Huế không chỉ mang lại hy vọng cho các bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh, mà còn mở ra triển vọng điều trị cho các bệnh lý khác cần ghép tủy đồng loại, như suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh và ung thư tái phát…”, GS.TS Phạm Như Hiệp nhấn mạnh.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Lạng Sơn, Hậu Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy

Nhân sự địa phương: Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam cùng nhiều tỉnh phía Nam bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp

Tuyên Quang: Vận động doanh nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

Sở Tư pháp Lâm Đồng kiến nghị các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Yêu cầu xử lý nghiêm vụ 379 người ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Nhân sự phía Nam: Bổ nhiệm cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và 3 địa phương

Sở Công Thương Hà Giang: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương nâng cao chất lượng hành chính công vụ

Thái Nguyên hưởng ứng 'Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2024'

Lâm Đồng: Thu hồi 221 Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại huyện Lâm Hà

Chính quyền TP. Đà Lạt kịp thời thăm hỏi các nạn nhân trong vụ lật xe taxi trên địa bàn

Quảng Ninh: Quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng địa bàn không có tệ nạn ma túy

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học