Thứ ba 05/11/2024 07:21

Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn những ngày tới.

Chiều ngày 2/11, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện gửi Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN), giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, cơ quan trong tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và chủ các hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị người dân có phương án tích trữ lương thực thiết yếu, mưa lũ có thể gây chia cắt nhiều ngày. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Theo thông tin dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ ngày 03/11/2024 đến ngày 09/11/2024, tại khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế có thể chịu ảnh hưởng của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn.

Từ chiều tối 3-09/11, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to, mưa rất to, tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 500-850 mm, có nơi trên 1.000 mm. Đây là đợt mưa rất phức tạp, kéo dài nhiều ngày, mưa tập trung mạnh nhất từ ngày 05-08/11/2024.

Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến của mưa lũ; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn đến sự cố công trình, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng của nhân dân, tài sản nhà nước, nhân dân.

Tăng cường tuyên tuyền, vận động người dân có phương án dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu chủ động ứng phó với mưa lũ, chia cắt có thể diễn ra dài ngày.

Tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin diễn biến mưa lũ để chủ động triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến địa bàn quản lý.

Rà soát các kế hoạch, phương án sơ tán dân, phương án ứng phó thiên tai lũ, khu vực sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn, lũ quét, ngập lụt; đối với các địa bàn ven biển, đầm phá quản lý chặt chẽ tàu thuyền ra khơi (bao gồm cả tàu bãi ngang ven biển) không để người dân trú tránh trên tàu thuyền, nhà bè nuôi thủy sản khi có gió mạnh.

Kiên quyết tổ chức sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt, vùng ven biển, cửa sông, ven phá (chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ mang thai, người già yếu,…); triển khai phương án ứng phó mưa lũ tại cấp xã theo phương châm 4 tại chỗ.

Chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an toàn trong thiên tai, khắc phục tình trạng ngập úng đô thị khi mưa lớn.

Chỉ đạo lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở, ngập lụt; cảnh giới, hướng dẫn phương tiện giao thông tại các ngầm, tràn khi xảy ra lũ lụt; nghiêm cấm người dân đi vào rừng khi có mưa lũ.

Sở Thông tin và Truyền thông có phương án bảo đảm an bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với mưa lũ.

Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế rà soát, cập nhật phương án phòng, chống thiên tai, chỉ đạo các trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế mưa lũ tại địa phương để chủ động cho học sinh nghỉ học đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên và giáo viên khi có thiên tai xảy ra.

Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức kiểm tra các phương án ứng phó thiên tai đã được phê duyệt; tiếp tục chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ cho các đợt mưa lớn trong những ngày tới; trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc và vận hành công trình theo quy trình đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị rà soát, hoàn thiện kế hoạch, phương án, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị triển khai hỗ trợ các địa phương ứng phó thiên tai…

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: ứng phó với mưa lũ

Tin cùng chuyên mục

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên

Yên Bái: 35 hộ dân thiệt hại do bão số 3 được xây dựng nhà tái định cư

Đông Triều chính thức trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh

Bắc Ninh công bố không còn hộ nghèo

Thái Nguyên mời gọi doanh nghiệp Singapore đầu tư lĩnh vực công nghệ cao

Vĩnh Phúc: Huỷ nổ thành công 2 quả bom tại huyện Sông Lô