Thứ sáu 04/04/2025 20:23

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngay trong tuần tới, dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng.

Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, sáng ngày 7/12, về kết quả kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024, theo các báo cáo, ý kiến đánh giá, cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều phục hồi, phát triển tốt.

Đặc biệt, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 2,3% so với tháng 10 và tăng 8,9% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, tăng 8,4% (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 0,9%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 8,8%. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 11 đạt 50,8 điểm, thể hiện sản xuất, đơn hàng tiếp tục mở rộng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng tăng 3,69%, kiểm soát lạm phát tốt dù tăng lương cơ bản và tín dụng tăng cao hơn so thời điểm 2023. Tỷ giá, lãi suất nhìn chung ổn định; dư nợ tín dụng tăng gần 12%. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo đạt gần 8,5 triệu tấn, kim ngạch trên 5,3 tỷ USD, tăng lần lượt 10,6% và 22,3% so với cùng kỳ năm trước); cơ bản bảo đảm cân đối cung - cầu lao động. Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn. Xuất khẩu 11 tháng tăng 14,4% (khu vực trong nước tăng 20%, khu vực FDI tăng 12,4%); nhập khẩu tăng 16,4%; xuất siêu trên 24,3 tỷ USD.

Du lịch phục hồi mạnh. Khách quốc tế tháng 11 đạt 1,7 triệu lượt, tăng 38,8%; 11 tháng đạt 15,8 triệu lượt, tăng 41%. Thu ngân sách Nhà nước tăng mạnh. Tổng thu 11 tháng đạt 106,3% dự toán, tăng 16,1% (trong khi đã miễn, giảm, gia hạn 189,6 nghìn tỷ đồng thuế, phí, lệ phí). Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách Nhà nước thấp hơn giới hạn quy định. Đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng đạt 60,43% kế hoạch. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng quy mô lớn được đẩy mạnh. Thu hút FDI là điểm sáng, tính chung 11 tháng đạt 31,4 tỷ USD; vốn FDI thực hiện đạt 21,7 tỷ USD, tăng 7,1%, cao nhất trong nhiều năm qua.

Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực. Tính chung 11 tháng, có 218.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Tập trung xử lý quyết liệt các dự án tồn đọng, kéo dài; trong đó đã báo cáo Bộ Chính trị đồng ý phương án xử lý 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, kéo dài, một số dự án đã có lãi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,5%

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến. Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ rõ, tình hình khu vực, quốc tế còn nhiều bất định, rủi ro; áp lực điều hành kinh tế vĩ mô còn lớn; tình hình sản xuất, kinh doanh một số lĩnh vực khó khăn; khó khăn của thị trường bất động sản chậm được giải quyết; đời sống một bộ phận người dân khó khăn…

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi". Các thành viên Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với tinh thần: "Dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung"; "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả".

Về công việc từ nay đến cuối năm và đầu năm 2025, Thủ tướng cho biết, chúng ta phải làm cùng lúc 3 nhóm nhiệm vụ lớn, trong đó, có nhiều việc khó, phức tạp, nhạy cảm. Cụ thể: Thứ nhất, tập trung tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024. Thứ hai, tập trung sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thứ ba, tiến hành tổng kết công tác năm 2024 và xây dựng kế hoạch hoạt động của năm 2025.

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm 2024, trong đó, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,5%, cả năm 2024 đạt trên 7%. Cùng với đó, giữ đà, giữ nhịp để tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024 với chương trình làm việc về nhiều nội dung quan trọng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chỉ rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó, Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, lưu ý tập trung cao độ công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả". Tạo sự thống nhất trong nội bộ, trong tư tưởng, thực hiện tốt kế hoạch, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ; các bộ, ngành giảm ít nhất 15% đầu mối bên trong.

Thủ tướng yêu cầu ngay trong tuần tới, dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Văn phòng Chính phủ sắp xếp lịch cho các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực họp với các bộ, ngành theo kế hoạch Thủ tướng đã phân công. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Bảo đảm ổn định thị trường, giá các hàng hoá thiết yếu, lương thực, thực phẩm…, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới. Kiên quyết bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng. Đồng thời, xây dựng, triển khai kế hoạch bảo đảm cung ứng điện trong dài hạn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.

Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nâng cao hiệu quả đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước một cách toàn diện, bền vững, đẩy mạnh đầu tư các dự án lớn. Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy mạnh mẽ, tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới...

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Tổ phó Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế Hoa Kỳ

7 nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt tốc

Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với Việt Nam

Việt Nam sẽ tổ chức Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng

Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong