Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á

ĐT

ĐT

Trong chuỗi hoạt động tại Nhật Bản, sáng 5/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á
Thủ tướng phát biểu khai mạc tại Hội nghị Tương lai châu Á

Chủ đề của hội nghị năm nay là “Chủ nghĩa toàn cầu hóa giữa ngã tư đường - Bước đi tiếp theo của châu Á” với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao và chính khách nhiều nước châu Á cũng như các tập đoàn lớn trên thế giới.

Thủ tướng chia sẻ: Chúng ta vẫn thường nghe về "Giấc mơ Mỹ" hay “giấc mộng Trung Hoa”, nhưng dường như trên phương diện truyền thông, các giấc mơ Myanmar, giấc mơ Lào, Campuchia hay giấc mơ Việt Nam... còn ít được biết đến. Châu Á phải là một nơi mà ở đó chúng ta sẽ được lắng nghe về “giấc mơ” của mọi quốc gia, của nước lớn cũng như nước nhỏ, nước phát triển cũng như chưa phát triển. Tất cả đều được đối xử trên nguyên tắc tự do, bình đẳng không sự phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, màu da, sắc tộc hay giới tính. Tất cả cùng hợp tác, đóng góp vì hòa bình và thịnh vượng cho mọi quốc gia, mọi người dân châu Á.

Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới nhà kinh tế học người Anh Adam Smith, người đã phát hiện ra chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia là "tự do tự nhiên" - được hiểu là tự do sản xuất và trao đổi hàng hóa theo nhu cầu tự nhiên, mở cửa thị trường trong nước cũng như quốc tế để cạnh tranh theo nguyên tắc tự do, công bằng. Theo Thủ tướng, đó chính là nền tảng quan trọng của toàn cầu hóa và trên thực tế tiến trình này đã diễn ra hàng trăm năm trước đó.

“Sự kiện hôm nay diễn ra tại Nhật Bản nhắc tôi nhớ lại từ khoảng thế kỷ 16, Hội An, một thương cảng nằm ở tỉnh Quảng Nam (Việt Nam), đã dần hình thành một trong những nơi buôn bán sầm uất, trên bến dưới thuyền ở Châu Á”, Thủ tướng bày tỏ. Người Nhật Bản là những nhà kinh doanh quốc tế thuộc thế hệ đầu tiên, đã có những đóng góp quan trọng, đưa Hội An tham gia vào hệ thống thương mại xuyên biên giới, trở thành nơi mà cho đến hôm nay vẫn còn lưu lại nhiều dấu tích của một mô hình cảng thị hội nhập quốc tế ở vào buổi sơ khai của nền thương mại toàn cầu.

Thủ tướng cho rằng, thực tế lịch sử cho thấy, dù chúng ta ủng hộ hay không ủng hộ toàn cầu hóa, thì đó vẫn là xu thế tất yếu. Toàn cầu hóa không chỉ là một tiến trình kinh tế mà còn là sự phản ánh những khát vọng vươn xa, những mưu cầu hạnh phúc và chinh phục thử thách của loài người.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á

Thủ tướng cho rằng châu Á, châu lục lớn nhất thế giới về diện tích và dân số, đa dạng về tôn giáo, văn hóa, sắc tộc với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, đang là động lực tăng trưởng chủ chốt trong quá trình toàn cầu hóa. Sự vươn lên của châu Á là sự vươn lên của tập hợp các quốc gia luôn hướng tới hội nhập quốc tế sâu sắc và mạnh mẽ. Với trên 150 hiệp định thương mại tự do và khu vực, chiếm 58% tổng số hiệp định của thế giới, châu Á đi đầu về hợp tác, hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập toàn cầu cũng đang đặt châu Á trước nhiều thách thức. Những diễn biến phức tạp về chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, các mối đe dọa khủng bố, các vụ phóng tên lửa trên bán đảo Triều Tiên; những căng thẳng trên Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không của tuyến đường biển quốc tế. Biến đổi khí hậu cùng với những thảm họa về bệnh dịch, thiên tai, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và con người. Mối lo ngại về sự đồng nhất và một nền văn hóa phổ quát sẽ làm phai nhạt tính độc đáo và các giá trị bản sắc châu Á.

“Đứng trước thách thức đó, châu Á cần phải làm gì?”, Thủ tướng đặt vấn đề và nêu ra 3 nhóm biện pháp.

Thứ nhất, duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong bối cảnh châu Á đang có những thay đổi mang tính cấu trúc. Theo đó, cần tạo dựng quan hệ gắn kết lành mạnh, tăng cường lòng tin, sự thực tâm giữa các quốc gia về an ninh, chính trị và phát triển kinh tế thông qua các hiệp định song phương, đa phương, các liên kết chiến lược khu vực và liên lục địa.

Tập trung giải quyết các khác biệt nội tại khu vực và hành xử có trách nhiệm của các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Gia tăng sức mạnh mềm châu Á thông qua việc truyền thông, gìn giữ và phát huy tính đa dạng, nét độc đáo về bản sắc văn hóa và những "giá trị châu Á" mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã từng đề cập đến như tinh thần lao động cần cù, ý thức tiết kiệm, sự hiếu học, tình bằng hữu và sự gắn kết gia đình... Đồng thời chúng ta mở cửa hợp tác, tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của các châu lục khác.

Thứ hai, giải quyết bài toán về mô hình phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững và bao trùm. Theo đó, cần tạo sự gắn kết lành mạnh giữa các nền kinh tế, thúc đẩy kết nối nhiều mặt và đa tầng nấc giữa các quốc gia, gồm kết nối hạ tầng mềm nhằm tạo dựng môi trường chính sách thuận lợi cho các hoạt động kinh tế thương mại; kết nối giao thông/hạ tầng cứng để bảo đảm cho sự di chuyển an toàn, thuận lợi của người dân và hàng hóa; kết nối về con người; kết nối về môi trường tự nhiên như hợp tác trong giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước, quản lý thiên tai. Kết hợp hài hòa giữa các giá trị văn hóa hiện tại và các giá trị lịch sử, giữa hiện đại và truyền thống, giữa chủ nghĩa toàn cầu và bản sắc dân tộc, bảo toàn sự đa dạng văn hóa.

Thứ ba, tối ưu hóa nguồn lực, phối hợp và phát huy vai trò tích cực của các định chế quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á
Thủ tướng đối thoại và trả lời nhiều câu hỏi nêu ra liên quan đến nhiều vấn đề quốc tế và chính sách của Việt Nam

Thủ tướng cho rằng, chính những thể chế, tôn chỉ, nguyên tắc, luật lệ được xây dựng bởi các định chế quốc tế này cùng với tổ chức khu vực như ASEAN, APEC… đã góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển trên toàn thế giới nói chung và châu Á nói riêng.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển của Việt Nam. Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫn có sức mua ngày càng lớn với tầng lớp trung lưu chiếm trên 10% dân số và đang gia tăng nhanh chóng.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hết lòng phục vụ người dân và doanh nghiệp, với những định hướng lớn như kiến tạo các cơ hội phát triển cho đất nước thông qua tăng cường hội nhập quốc tế, tham gia vào các cấu trúc quản trị toàn cầu. Kiến tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân và khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên năng suất lao động và năng lực sáng tạo của nền kinh tế.

Chính phủ kiến tạo mà Việt Nam đang xây dựng đồng nghĩa với lựa chọn cân bằng giữa các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế với việc quản lý sự khan hiếm về các dạng tài nguyên và tính bền vững của môi trường và đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với thực tế đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Khép lại bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng khi nói đến sự thần kỳ châu Á thì không thể không nhắc tới "sự thần kỳ Nhật Bản" và vai trò Nhật Bản trong sự phát triển châu Á, cũng như mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam - Nhật Bản.

Không chỉ là nhà đầu tư hàng đầu khu vực với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có vai trò dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực, Nhật Bản còn là tấm gương về văn hóa kỷ luật, kiên nhẫn và đức hy sinh. Tinh thần đoàn kết, kỷ luật, bình tĩnh của nước Nhật trong thảm họa kép năm 2011 đã được khắc họa chân thật qua hình ảnh những người dân Nhật trật tự xếp hàng, hình ảnh cậu bé 9 tuổi nhường phần đồ ăn của mình cho những người khác. Những người cứu hộ không quản ngại nguy hiểm, bền bỉ tìm kiếm các nạn nhân sau thảm họa.

Thủ tướng khẳng định, sau hơn bốn thập niên, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không ngừng được củng cố và trở thành "Đối tác chiến lược sâu rộng" vào tháng 3/2014. Nhật Bản là quốc gia viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, là đối tác lớn thứ 3 về du lịch và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Đến hết năm 2016, Nhật Bản có hơn 3.200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 42 tỷ đôla Mỹ, chiếm 15% tổng FDI vào Việt Nam.

Hai nước xây dựng mối quan hệ ổn định, tin cậy thông qua các cuộc đối thoại, các cuộc tiếp xúc và chuyến thăm cấp cao giữa hai nước. Nhật Bản và Việt Nam đã ký 9 thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học và Chương trình chiến lược hợp tác về giáo dục. Đặc biệt, trường đại học Việt Nhật đang dần trở thành biểu tượng cho sự hợp tác giáo dục giữa hai nước. Số lượng sinh viên, thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh, hiện đã đạt con số 150.000 người.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á
Thủ tướng đối thoại và trả lời nhiều câu hỏi nêu ra liên quan đến nhiều vấn đề quốc tế và chính sách của Việt Nam

“Tầm nhìn sẽ quyết định phương thức chúng ta tư duy, cách thức chúng ta hành động tại thời điểm hiện tại. Tôi mong rằng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi người dân châu Á hãy cùng chung tay hành động vì một châu Á hòa bình và thịnh vượng”, Thủ tướng chia sẻ.

Tại hội nghị, Thủ tướng đã đối thoại cởi mở và trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu. Thủ tướng cho biết sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, Việt Nam cũng như Nhật Bản đang bàn với các đối tác một cách cụ thể để tìm ra một phương thức tốt nhất để chúng ta cùng phát triển, cùng có lợi.

Về ASEAN, Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc đồng thuận của ASEAN. Trên nguyên tắc đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được triển khai thời gian qua và bước đầu có kết quả tốt. “Chúng tôi đã đẩy mạnh giao lưu thương mại, tự do di chuyển thể nhân và pháp nhân. Khối lượng thương mại giữa 10 nước ASEAN không ngừng tăng lên”, Thủ tướng nói.

Trước câu hỏi về chính sách trước việc “thị trường xe 2 bánh và 4 bánh phát triển tốt ở Việt Nam nhưng đồng thời gây ra những vấn đề về môi trường, khí thải, đặc biệt ở đô thị”, Thủ tướng nói cho biết Việt Nam có chiến lược về phát triển bền vững, trong đó vấn đề môi trường đặt ra hàng đầu với chương trình hành động cụ thể để giảm thiểu khói bụi từ ô tô và mô tô. Là một trong những nước chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, hơn ai hết, Việt Nam tích cực thực hiện COP 21.

Trả lời câu hỏi của người điều hành Hội nghị về kết quả hội đàm giữa Thủ tướng với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, trong đó có nội dung về tự do hàng hải, an ninh trên biển, Thủ tướng cho biết, đây là chuyến thăm thành công, hai bên đã bàn những vấn đề về thương mại hết sức thú vị, thống nhất cao rằng xuất nhập khẩu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là có lợi cho hai bên. Những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, người dân Hoa Kỳ ưa dùng và Việt Nam đã tăng cường nhập các thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ để phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Thủ tướng cho biết, hai bên đã trao đổi về vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, thống nhất cần giải quyết vấn đề Biển Đông theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, xây dựng Biển Đông thành khu vực hòa bình, hữu nghị, tự do hàng không, hàng hải./.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân được chào đón nồng nhiệt tại Nhật Bản
Thủ tướng lên đường thăm Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á
ĐT
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động